Chỉ với rìu, dao, đục, bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, nghệ nhân A Bình ở làng Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) đã “biến” những khúc gỗ vô tri thành những bức tượng mang cảm xúc, thể hiện nhịp sống sống động, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày của người Xê Đăng.
“Ơ Giàng, xin phù hộ cho mái nhà rông của làng được cao mãi, dân làng làm được nhiều lúa gạo, không xảy ra dịch bệnh, ốm đau...” - Lời khấn của già làng A Thiếu vọng về trong tiếng cồng chiêng, báo hiệu bắt đầu lễ mừng nhà rông mới của làng Kon Gu II, hấp dẫn nhóm du khách đang mải mê chụp ảnh...
Với dân tộc Ba Na, dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, mỗi cộng đồng làng; nó như hơi thở của con người, như miếng cơm lam nướng trong ống nứa trên bếp lửa hồng, như bầu nước suối trong mát ngọt lành…
Tại Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 tổ chức tại tỉnh Đăk Lăk tháng 3 vừa qua, nét đẹp Lễ hội bắc máng nước của người Xê Đăng (nhánh Xơ Teng) vùng cực bắc Tây Nguyên đã được các nghệ nhân làng Năng Lơn III, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông tái hiện trong không gian lung linh sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc.
Với người Mơ Nâm ở huyện Kon Plông, con trâu có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của mỗi gia đình. Chính vì vậy, hàng năm người Mơ Nâm đều tổ chức lễ làm chuồng trâu để thể hiện tình cảm yêu quý đối với loài vật này, đồng thời là dịp tạ ơn thần linh đã phù hộ cho đàn trâu khoẻ mạnh, sinh nhiều con để người dân có cuộc sống ấm no.
Muốn truyền dạy cồng chiêng cho bà con dân làng để bảo tồn bản sắc văn hóa thì trước hết bản thân mình phải truyền dạy cho con cháu trong gia đình để làm gương...
Cứ mỗi tối, trong căn nhà nhỏ, ông A Huynh ở làng Kon SLạc, thôn 12, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) lại “biểu diễn” các nhạc cụ truyền thống do chính tay mình làm. Theo điệu đàn, bà Y Pa – vợ ông Huynh vừa nhẩm những bài hát cổ, vừa thoăn thoắt dệt những tấm vải thổ cẩm đủ sắc màu. Đêm thanh vắng, những âm thanh kì diệu như tiếng suối hát, tiếng mưa tí tách hòa vào tiếng khung cửi làm cho không gian nhỏ thêm yên bình.
Đến Kon Tum du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đắm mình trong âm vang cồng chiêng, múa xoang của các lễ hội truyền thống cùng các chàng trai, cô gái Xê Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Ja Rai… với những bộ trang phục thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn có dịp được thưởng thức nhiều món ngon mang đặc trưng riêng có…
Người Xơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở các làng Đăk Phía, Kon Rôn, Kon Braih (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) thường có một “khu vực thiêng” không một ai dám “xâm phạm”...
Không khó để tìm đến nhà ông A Huynh ở làng Kon Sà Lạt (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy), bên Quốc lộ 24. Căn nhà nhỏ nhưng gọn ghẽ, khang trang của ông A Huynh chiều nay vui hơn vì có mấy đứa cháu nhỏ về chơi, quây quần với ông bà.
Khi còn đi học, mỗi lần nghe câu hát “Tháng 3, mùa con ong đi lấy mật/ Mùa con voi xuống sông hút nước/ Mùa em đi phát rẫy làm nương/ Mùa anh đi vào rừng cài bẫy đặt chông…” trong bài hát “Tháng 3 Tây Nguyên” của nhạc sĩ Văn Thắng (phổ thơ của nhà thơ Thân Như Thơ) tôi luôn ước ao một lần được đến với Tây Nguyên.
Với người Ba Na, lễ Cầu an hay còn gọi là Puh hơ drih là một trong những lễ hội quan trọng nhất từ xa xưa vẫn được người dân lưu truyền, gìn giữ cho đến nay. Lễ Cầu an được tổ chức với mục đích xua đuổi những điều xấu, dịch bệnh ra khỏi thôn làng và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với cộng đồng.
Khi mua bất cứ một tài sản nào có giá trị hay trong gia đình có người thi đậu đại học, làm việc thành tài… người Xơ Đrá - một nhánh của người Xê Đăng đều tiến hành tục bôi tiết để “rửa”, báo với Yàng, cầu xin Yàng đem đến những điều tốt lành.
Khác với nhịp điệu cồng chiêng của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên, người Mơ Nâm ở Kon Plông có cách đánh và hòa âm cồng chiêng rất độc đáo, được phối với loại nhạc cụ truyền thống mà bà con nơi đây gọi là Tà Vẩu. Với người Mơ Nâm, ở những lễ hội vui nhộn, nếu có cồng chiêng mà không có Tà Vẩu thì không khác gì chế biến món ăn mà thiếu đi gia vị.
Trong một buổi sáng đầu xuân Đinh Dậu, chúng tôi về vùng căn cứ H16. H16 là bí danh của huyện Kon Rẫy trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bao gồm cả xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà ngày nay), song làng Kon Rlong, xã Đăk Kôi bây giờ mới chính là nơi ghi dấu di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ Huyện ủy ngày trước.
Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.