• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Học tập và làm theo gương Bác Hồ

Học và làm theo Bác ở một trường vùng khó

05/05/2021 13:08

Theo lời Bác dạy, “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, Trường Mầm non xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nền tảng tốt nhất để học sinh tự tin giao tiếp tốt bằng tiếng Việt.

Trường Mầm non Ngọc Tụ để lại ấn tượng sâu sắc ngay buổi đầu tôi đến công tác. Cây xanh phủ kín sân trường; những bồn hoa khoe sắc; những luống rau tươi mát… Tất cả mang đến không khí trong lành. Không gian ấn tượng nhưng bất ngờ hơn chính là các cháu học sinh mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Việt, mạnh dạn tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Đon đả đón khách, chỉ về phía những chiếc lọ bằng nhựa xinh xắn, chứa đựng bên trong là con chữ, các con vật… được treo trên thân cây tỏa bóng mát, cô Hồ Thị Kim Liên– Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mỗi không gian trong trường được trang trí có dụng ý tạo sự thích thú cho trẻ, giúp trẻ có những hoạt động trải nghiệm thú vị ngoài trời, qua đó tự tin nói tiếng Việt, nâng cao chất lượng giáo dục.

Nằm ở vùng khó khăn, Trường Mầm non Ngọc Tụ nuôi dạy 342 trẻ, gần 100% là con em đồng bào DTTS. Theo lời Bác dạy, “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, nhà trường luôn cố gắng nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nền tảng tốt nhất để học sinh tự tin giao tiếp tốt bằng tiếng Việt cũng như các kỹ năng học tập, rèn luyện. 

Đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp các cháu tự tin trong giao tiếp. Ảnh: HT

 

Với đặc thù trẻ nhút nhát, hay khóc, việc nói tiếng Việt còn nhiều khó khăn, nhà trường chỉ đạo giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên trò chuyện thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở với trẻ. Cùng với đó, tập trung đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tương tác theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.

Cô Lưu Thị Hằng – giáo viên lớp trẻ 3-4 tuổi nói rằng, thời gian đầu, chưa nói được tiếng Việt, các con chỉ biết thể hiện cảm xúc của mình bằng tiếng khóc. Được nhà trường định hướng, ngoài việc thường xuyên giao tiếp, thân thiện với trẻ, dạy cho trẻ nói từng câu, từng từ, cô còn tích cực làm đồ dùng học tập, tạo các hoạt động vui chơi để trẻ mạnh dạn hơn. “Bằng tình yêu thương, gần gũi, cộng thêm các hoạt động dạy và học bổ ích, các con đã tiến bộ rõ rệt. Khác với ngày đầu đến lớp, nay cô nói trẻ nghe, mạnh dạn tương tác trong các hoạt động. Phụ huynh thấy các con phát triển, tích cực cho con đi học, tỉ lệ chuyên cần rất cao” – cô Hằng chia sẻ.

Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học” giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt. Ảnh: HT

 

Cùng với đó, nhà trường còn tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi, chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS” phù hợp với điều kiện thực tế.

Cô Trần Huỳnh Thu Thảo – giáo viên lớp 4-5 tuổi nói rằng, lấy trẻ làm trung tâm, cô thường xuyên xây dựng các góc học tập, đồ dùng học tập, xây dựng các câu chuyện, bài thơ… phù hợp với lứa tuổi để các con vừa học, vừa trải nghiệm. Hơn thế, theo chỉ đạo của nhà trường, cô tích cực trao đổi với phụ huynh, động viên thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt với các con. “Bây giờ, 80% trẻ nói thành thạo bằng tiếng Việt và tự tin giao tiếp” – cô Thảo cho hay.

Vừa giảng dạy, vừa rút kinh nghiệm và luôn đề ra các biện pháp để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất, nhờ đó, nhà trường đã vận động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 100%, tỉ lệ chuyên cần đạt 98,47%; 100% trẻ 5 tuổi đạt 120 chỉ số phát triển theo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; đánh giá sự phát triển của trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển đạt 85% trở lên. “Qua nhiều hoạt động, trẻ ngày càng hứng thú, mạnh dạn, tự tin giao tiếp tốt bằng tiếng Việt, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập, có thể thích ứng được với những điều kiện của môi trường mới. Đó là kết quả đáng khích lệ, và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để có những kết quả tốt hơn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện” – cô Liên cho hay.

Với những kết quả đạt được, Trường Mầm non Ngọc Tụ được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện giai đoạn I Đề án  “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; được UBND huyện Đăk Tô khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Gương mặt trẻ tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác
  • Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo Bác
  • Sơ kết Phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”
  • Tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Biểu dương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2025
  • Huyện Đăk Hà: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Đăk Tô: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tuổi trẻ học Bác, rèn ý chí cách mạng
  • Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2025
  • Gương sáng về học tập và làm theo Bác
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by