• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3   

Khuyến nông - Khuyến lâm

Để trồng cà phê chè hiệu quả

06/04/2017 17:59

​Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh, năm nay, tỉnh có kế hoạch hỗ trợ 1.500 hộ dân các xã vùng Đông Trường Sơn ở huyện Đăk Glei, Kon Plông, Tu Mơ Rông trồng 370ha cà phê chè. Để trồng cà phê chè có hiệu quả, bà con cần nằm vững kỹ thuật trồng mới và chăm sóc.

Để trồng cà phê chè hiệu quả, theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, bà con nên chọn đất có tầng canh tác sâu trên 70cm, mực nước ngầm sâu trên 100cm; đất tơi xốp, dễ thoát nước. Đối với vùng đất bằng phẳng hoặc độ dốc nhỏ, bà con bố trí hàng đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, thu hái. Đối với đất dốc trên 8%, bà con bố trí hàng theo đường đồng mức. Đất đưa vào trồng, bà con phải chuẩn bị từ tháng 4 - 5 dương lịch, trước thời vụ trồng mới từ 2 - 3 tháng.

Trước khi trồng, bà con tiến hành khai hoang, loại bỏ các cây bụị, dây leo, cỏ tranh. Nếu tái canh cà phê, bà con phải có thời gian luân canh cải tạo ít nhất 1 năm. Hố trồng, bà con đào có chiều dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm. Khi đào hố, lớp đất mặt để ở phía trên (taluy dương), lớp đất dưới để phía dưới (taluy âm). Việc trộn phân bón lót và lấp hố phải thực hiện xong trước khi trồng 15 ngày. Trồng cà phê vào đầu mùa mưa, khi đất có đủ độ ẩm (từ 15/6 đến 15/8 dương lịch). Mật độ trồng cà phê chè: 2m x 1m (hàng cách hàng 2m và cây cách cây 1m) - 5.000 cây/ha.

Cây giống đưa vào trồng có 5 - 7 cặp lá. Cây cao 25 - 30cm, thân mọc thẳng đứng, lá màu xanh đậm, đường kính gốc thân 2 - 3mm. Cây được đưa ra ánh sáng hoàn toàn khoảng 10 - 15 ngày trước khi trồng.

Khi trồng phải trộn đất và phân trong hố 1 lần nữa, sau đó cuốc một hố nhỏ sâu 25 - 30cm, rộng 15 - 20cm ở chính giữa hố. Dùng dao sắc cắt ngang đáy bầu 1,5 - 2cm để loại bỏ phần rễ chuột cuộn ở đáy. Đặt bầu cây chính giữa hố, rạch túi bầu ni lông từ dưới lên. Sau đó, bà con đưa đất từ từ vào hố và dùng tay chèn chặt xung quanh thành bầu cây, đưa túi ni lông ra ngoài và lấp đầy đất ngang mặt bầu. Tiếp đến, dùng chân dẫm nhẹ xung quanh cách gốc cây 10 - 15cm cho chặt, chú ý không được làm bể bầu.

Cây che bóng, bà con có thể trồng 1 trong các loại cây sau: cây muồng đen (khoảng cách trồng 20x20m/cây); cây keo giậu, muồng lá nhọn (khoảng cách trồng 10x10m/cây); bời lời đỏ (khoảng cách trồng 7x7 m/cây). Kích thước hố cây che bóng (30x30x40cm). Vị trí trồng cây che bóng là ở trên hàng, giữa hai cây cà phê. Cây chắn gió trồng ngoài cùng vườn cà phê, khoảng cách cây từ 2 – 3m/cây (cũng trồng cùng thời điểm với trồng cà phê).

Sau khi trồng cà phê khoảng 20 ngày, bà con kiểm tra vườn cây để phát hiện cây bị chết và tiến hành trồng dặm nhằm đảm bảo cho vườn cây đạt tỷ lệ sống cao ngay từ năm đầu.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, lượng phân bón cho 1ha cà phê chè trong năm đầu trồng mới: 1 tấn vôi, 25-30 tấn hữu cơ, 200kg urê, 1 tấn lân, 150kg kali. Cụ thể: lần thứ nhất bón lót (tháng 4-5) 1 tấn vôi, 25-30 tấn hữu cơ; lần thứ hai (tháng 6-7) bón 60kg urê, 1 tấn lân, 40kg kali; lần thứ ba (tháng 8-9) bón 70kg urê, 55kg kali; lần thứ tư (tháng 10-11) bón 70kg urê, 55kg kali.

Trước khi bón thúc phân cho cà phê, bà con cần làm sạch cỏ, đánh rạch xung quanh tán lá, đào rãnh theo mép tán rộng 15-20cm, sâu 20-25cm. Trộn các loại phân với nhau rải đều theo vạch đã tạo quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi mưa.

Vào mùa khô, bà con dùng các nguyên liệu như rơm, rạ, cỏ khô, cây phân xanh, cây ngô, thân cây họ đậu để tủ gốc cho cây cà phê (tủ xung quanh gốc, nhưng nếu có đủ nguyên liệu thì tủ theo băng hay che phủ cả bề mặt đất rồi dùng đất đè lên thảm phủ để chống gió làm bay nguyên liệu).

Việc bón phân chăm sóc cà phê đi đôi với việc tạo bồn bằng cách lấy đất quanh gốc đắp thành bờ ở phía ngoài mép tán lá, nén chặt thành bờ. Chỗ lấy đất không được sâu quá 15cm và được lấp đầy dần bằng cỏ, các tàn dư thực vật và đất phía trong gốc tự trôi xuống. Bồn được mở rộng theo tán lá hàng năm cho đến khi đạt kích thước 1 - 1,5m, thành bồn cao khoảng 10 - 15cm. Việc tạo bồn cho cà phê được tiến hành vào đầu mùa mưa và phải tránh làm tổn thương bộ rễ cà phê.

Đào Nguyên

   

Các tin khác

  • Hỗ trợ hội viên phụ nữ DTTS trồng sâm dây
  • Hỗ trợ người dân phòng chống đói, rét cho gia súc
  • Sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP
  • Thâm canh cây mít Thái - Hướng đi giúp nông dân phát triển kinh tế
  • Triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cà phê tại xã Ia Chim
  • Hiệu quả triển khai mô hình trồng tái canh cà phê vối
  • Để việc nuôi trâu đem lại hiệu quả
  • Để trồng nghệ đạt năng suất cao
  • Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh
  • Chuyên canh cà phê vối TRS1
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 1: “Tử thần” rình rập
  • Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
  • Tu Mơ Rông: Triển khai các biện pháp bảo vệ sâm Ngọc Linh hạn chế thiệt hại do mưa đá gây ra
  • Bế mạc Hội thao Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao
  • Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • Lực lượng xung kích đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Kỳ họp lần thứ 16
  • Hai cháu nhỏ tử vong do đuối nước

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by