• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán    Lời chúc Tết Quý Mão – 2023 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng    Xuân khát vọng    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn thăm, động viên các đơn vị trực đêm giao thừa    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tại huyện Kon Rẫy   

Khuyến nông - Khuyến lâm

Nâng cao thu nhập từ mô hình nuôi vỗ béo bò

24/05/2017 17:57

​Thông qua việc thực hiện mô hình kỹ thuật vỗ béo bò, đàn bò được vỗ béo phát triển nhanh, giúp nhiều hộ gia đình ở xã Kroong (thành phố Kon Tum) tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống.

Kroong là xã đất chật, người đông bởi một bộ phận đất canh tác ngập lòng hồ thủy điện Plei Krông và Ya Ly. Để kiếm thêm thu nhập, nhiều hộ dân ở đây thực hiện mô hình vỗ béo bò. Tuy nhiên, trước đây bà con tự vỗ béo theo kinh nghiệm, người này học hỏi người kia mà chưa có một quy trình ưu việt.

Thấy được điều này và chia sẻ với người dân, năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình vỗ béo bò cho 35 hộ dân ở thôn Trung Nghĩa Đông, Trung Nghĩa Tây và thôn 2. Các hộ dân tham gia mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ 50% thức ăn tinh (bột cám tổng hợp) và thuốc thú tẩy ngoại ký sinh trùng (ve, rận, bọ chét…), ngoại ký sinh trùng (giun sán…) cho bò.

Đến xem đàn bò của các hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình, chúng tôi được biết mặc dù từ khi được hỗ trợ vỗ béo đến nay chưa đầy 1 tháng, nhưng đàn bò của các hộ gia đình đều béo tốt. Ông Trần Văn Dũng cho biết, gia đình ông có 4 con bò tham gia thực hiện mô hình. Đợt I, ông nhận được 2,6 tạ cám tổng hợp, cùng thuốc tẩy nội, ngoại ký sinh trùng. Cùng với nguồn thức ăn bổ sung thêm của gia đình theo đúng quy trình chăm sóc, đàn bò mướt lông, mập nhanh hơn nhiều so với trước.

“4 con bò gia đình mua về vỗ béo trị giá 50 triệu đồng, bây giờ nếu bán được khoảng 60 triệu đồng. Tính ra, trừ 50% chi phí thức ăn, gia đình lãi khoảng 5 triệu đồng” - ông Dũng quả quyết.

Ông Dũng mãn nguyện: Trước đây khi tự vỗ béo bò bằng bột mì, bột bắp, phải mất từ 6 tháng đến 1 năm gia đình mới xuất bán bò. Còn bây giờ vỗ béo bò bằng bột cám tổng hợp, chỉ cần từ 2-3 tháng là xuất bán bò được rồi.

Bò đang vỗ béo của ông Trần Văn Dũng. Ảnh: V.N

Cũng ở thôn Trung Nghĩa Đông, tôi gặp ông Đỗ Văn Ảnh tham gia thực hiện mô hình. Phấn chấn trước việc đàn bò được vỗ béo phát triển nhanh, ông Ảnh vui vẻ kể: Gia đình tôi được Trung tâm hỗ trợ vỗ béo 5 con bò. Đây là lần đầu tiên trong đời, gia đình tôi học được kỹ thuật vỗ béo và chăm sóc bò bài bản theo định mức thể trọng của bò bằng cám tổng hợp. Đàn bò được vỗ béo theo quy trình kỹ thuật phát triển nhanh hơn nhiều so với kinh nghiệm vỗ béo của gia đình trước đây.

“Nếu trước đây việc vỗ béo bò bằng kinh nghiệm thông qua thức ăn tinh (bột cám, bột bắp…) gia đình tự sản xuất, thì bình quân mỗi tháng 1 con bò cho lãi khoảng 1 triệu đồng. Còn hiện nay, việc vỗ béo bò bằng kỹ thuật do Trung tâm chuyển giao cùng với thức ăn bột cám tổng hợp đủ chất dinh dưỡng, bò phát triển nhanh hơn, nếu bán bình quân mỗi tháng 1 con lãi khoảng 1,3 triệu đồng”- ông Ảnh tính toán và khẳng định.

Theo bà Phạm Thị Hồng Loan - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nếu thời gian vỗ béo bò là 2 tháng, bò có trọng lượng từ hơn 200-250kg, bà con cần cho lượng thức ăn tinh bằng trọng lượng cơ thể bò cộng với 70kg thức ăn tinh; bò có trọng lượng lớn hơn 250-300kg thì thức ăn tinh bằng trọng lượng cơ thể bò cộng thêm với 90kg thức ăn tinh. Ngoài thức ăn tinh, bà con cần bổ sung 6-15kg thức ăn xanh/con/ngày.

Các hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình vỗ béo bò như ông Ngô Tiên (thôn Trung Nghĩa Đông), Đặng Công Thương (thôn 2), Nguyễn Văn Vấn (Trung Nghĩa Tây)… cũng đánh giá cao việc Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho người dân thực hiện mô hình.

Theo ông Lê Duy Hưng - cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Kroong, việc Trung tâm Khuyến nông phối hợp với xã thực hiện mô hình vỗ béo bò mới gần 1 tháng, nhưng đàn bò phát triển nhanh. Tuy chưa tổng kết mô hình, nhưng qua đánh giá sự phát triển từ thực tế, người dân phấn khởi và tự tin trong quá trình thực hiện.  

Việc thực hiện mô hình vỗ béo bò theo hướng thâm canh do Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao kỹ thuật đang góp phần giúp người dân tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống.

                                                                     Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Hỗ trợ hội viên phụ nữ DTTS trồng sâm dây
  • Hỗ trợ người dân phòng chống đói, rét cho gia súc
  • Sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP
  • Thâm canh cây mít Thái - Hướng đi giúp nông dân phát triển kinh tế
  • Triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cà phê tại xã Ia Chim
  • Hiệu quả triển khai mô hình trồng tái canh cà phê vối
  • Để việc nuôi trâu đem lại hiệu quả
  • Để trồng nghệ đạt năng suất cao
  • Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh
  • Chuyên canh cà phê vối TRS1
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bộ đội Biên phong tỉnh tổ chức Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ
  • Đăk Tô kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm ở người
  • [INFOGRAPHIC] Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
  • Tết sum vầy
  • Quyết liệt các giải pháp đảm bảo ATGT
  • Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
  • Già Ru
  • Thành phố Kon Tum: Kịp thời dập tắt đám cháy tại đường Đống Đa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán
  • Chùm ảnh: Ngắm mai anh đào nở ở Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by