Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) xuất hiện một số cột bơm xăng tự động được các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đưa vào khai thác với mục đích nâng cao độ an toàn, tin cậy trong việc bán nhỏ lẻ xăng phục vụ nhu cầu của người dân vùng sâu, vùng xa.
5 cơ sở sản xuất TTCN thuộc diện gây ô nhiễm môi trường chưa thực hiện quy định di dời ra khỏi khu vực nội thành gồm: địa bàn phường Quyết Thắng còn 2 cơ sở; các phường Trường Chinh, Thắng Lợi, Quang Trung, mỗi địa phương còn 1 cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ, giai đoạn 2011 -2015, huyện Kon Plông đã trồng mới hơn 4.580ha rừng và tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 1.000ha rừng tự nhiên.
Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường; đặc biệt là các cơ sở có nguồn xả nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh sẽ bị tiến hành kiểm tra từ ngày 5/9.
Đúng ngày UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận Giấy chứng nhận (26/8), chúng tôi đã ngược núi về Tu Mơ Rông để gặp gỡ, chuyện trò và chia vui với những người dân đang âm thầm, lặng lẽ góp sức bảo tồn loại thần dược này…
Còn khoảng 2 tuần nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh Trung thu đã khởi động được gần 1 tháng nay. Song so với các năm trước, thị trường bánh năm nay có phần ảm đạm hơn, sức mua khá yếu.
Trước đây người dân trồng cau chủ yếu để lấy quả ăn, sau này khi thị trường có nhu cầu, thương lái từ dưới đồng bằng tìm đến các xã có diện tích cau lớn để mua, cau dần trở thành hàng hoá.
Sau nhiều năm bảo tồn, đến nay, tỉnh Kon Tum đã trồng được trên 300ha sâm trên đỉnh Ngọc Linh (chưa kể diện tích trồng trong dân trồng). Tỉnh xác định đến năm 2020, Kon Tum sẽ hình thành một vùng chuyên canh sâm Ngọc Linh với quy mô 1.000ha. Đến năm 2025 thì diện tích sâm sẽ tăng lên gấp 10 lần.
Những vườn cà phê quả sai cành, những cánh đồng xanh tươi thấp thoáng cánh cò bay lượn, những ngôi nhà mới mọc lên dọc theo những tuyến đường bê tông uốn lượn theo triền đồi… điểm tô nông thôn mới xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) thêm sự quyến rũ và sức sống mới.
Mặc dù trong thời gian qua, các doanh nghiệp ở tỉnh chưa đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh ra thị trường, nhưng những kẻ làm ăn bất chính đã dùng tam thất giả sâm Ngọc Linh để lừa người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến uy tín sâm Ngọc Linh. Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội sản xuất, chế biến và kinh doanh sâm Ngọc Linh để bảo vệ CDĐL Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ trong thời gian đến là hết sức cần thiết.
Việc phát triển CDĐL Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ là rất cần thiết để tạo ra giá trị sản phẩm mang CDĐL, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vì giá thành kinh tế của sản phẩm mang CDĐL luôn cao hơn giá trị hàng hóa của các sản phẩm cùng loại.
Qua nhiều năm thực hiện chủ trương của Nhà nước và của tỉnh trong việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đang hướng đến xây dựng một thương hiệu mạnh để cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ việc bồi dưỡng sức khỏe và phòng chống bệnh tật người dân.
Trước tin vui Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)-Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ, phóng viên Báo Kon Tum đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Thị Tuyết - Giám đốc Sở KH&CN xung quanh vấn đề này.
Chiều 24/8, Văn phòng UBND tỉnh, Sở KH&CN đồng tổ chức họp báo về Lễ công bố quyết định và đón nhận Gấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ.
Tại Kỳ họp thứ hai HĐND khóa XI, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng trước việc thiếu kiểm soát các điểm giết mổ gia súc gia cầm. Không ít cơ sở giết mổ gia súc lợi dụng sơ hở này, thực hiện hành vi gian lận bơm nước vào gia súc trước khi mổ để tăng lợi nhuận. Quá trình phát hiện, xử lý của các ngành chức năng đã có nhưng không thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, để tăng tính răn đe, cảnh giác...
Gạo đỏ là đặc sản của huyện Kon Plông và loại gạo này ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Để nâng cao giá trị cho hạt gạo địa phương, huyện Kon Plông đang tích cực xúc tiến xây dựng thương hiệu gạo đỏ, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn chế biến nhiều sản phẩm hàng hoá từ gạo đỏ và từng bước đưa gạo đỏ trở thành loại hàng hoá có giá trị trên thị trường.
Rừng biên giới là tài nguyên, là phênh giậu của đất nước. Việc ngăn chặn có hiệu quả các hành vi khai thác, cất giấu, vận chuyển lâm sản trái phép không chỉ bảo vệ tốt tài nguyên rừng, mà còn góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Năm 2008, tỉnh Kon Tum đã có Quy hoạch phát triển cao su giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2020. Theo đó, tỉnh Kon Tum có 56 dự án (của 10 doanh nghiệp) chuyển đổi gần 40.000 ha rừng nghèo và đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Diện tích trên chủ yếu tập trung ở xã Mô Rai huyện Sa Thầy, một xã vùng sâu, vùng biên giới của tỉnh. Bằng cách làm riêng, tỉnh Kon Tum đã để lại nhiều điểm sáng cho Tây Nguyên khi triển khai dự án trên.
Tại Kỳ họp thứ 2 (diễn ra trong 2 ngày 10-11/8), HĐND tỉnh (khóa XI) đã thông qua đề xuất của UBND tỉnh về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa nước theo tinh thần Nghị định 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 7/3/2016.
Thành phố Kon Tum vừa phát hiện bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc tại thôn Kon Hra Chót, phường Thống Nhất. Theo thống kê của thành phố, đến nay có 20 con bò của 5 hộ gia đình tại thôn Kon Hra Chót mắc bệnh LMLM.
Cùng với trang phục, nhạc cụ hay cồng chiêng, cây nêu bên mái nhà rông đã trở thành một biểu tượng linh thiêng, tín ngưỡng văn hóa độc đáo của cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh.