• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Sức sống Ia Chim

09/05/2019 07:52

Cơn mưa chiều nặng hạt ào ạt đổ xuống nhanh, kết thúc cũng nhanh, nhưng đủ để thổi bay đi những nóng nực, bụi bặm của ngày hè nắng gắt. Từ trên đỉnh dốc nhìn xuống, xã nông thôn mới Ia Chim hiện lên trù phú, xanh mát, tươi tắn và ngời ngời sức sống...

"Khó ngàn lần dân liệu cũng xong"

Vậy mà đã 4 năm tôi mới trở lại Ia Chim, dù chẳng xa xôi gì, chỉ cách trung tâm thành phố hơn 10 phút chạy xe.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quốc Hưng có vẻ trách nhẹ tôi: Ông bà nói "gần nhà mà xa ngõ". Tưởng anh quên đất và người vùng ven này rồi!

Tôi chỉ biết “cười trừ” rồi lặng lẽ bước theo anh trên con đường bê tông phẳng phiu ở làng Plei Sa mà trong lòng lại rộn lên nỗi nhớ về cái không khí chộn rộn, náo nức cách đây 4 năm. Khi ấy, ở khắp các thôn làng của Ia Chim đều bừng bừng khí thế thi đua.

Đó là thời điểm Ia Chim đang dồn sức về đích xây dựng nông thôn mới, sau 5 năm (2011-2015) nỗ lực - Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quốc Hưng (khi ấy là cán bộ địa chính – xây dựng) nhớ lại. Là người đi lên từ cơ sở, sát dân, sát hộ ngay từ những ngày đầu, anh có thể kể cả ngày về chuyện xây dựng nông thôn mới ở Ia Chim.

Thẳng thắn mà nói, được lựa chọn làm xã điểm của tỉnh để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, với Đảng bộ, chính quyền và người dân Ia Chim vừa là niềm tự hào, nhưng cũng đầy áp lực bởi mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm. Cả một hành trình dài với bộn bề công việc, tất cả đều mới mẻ, vậy phải bắt đầu từ đâu?

Mấu chốt của vấn đề là ở lòng dân - Nguyễn Quốc Hưng hăng hái - Đảng bộ, chính quyền xã Ia Chim xác định, cần phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Phải làm cho người dân hiểu được rằng, họ chính vừa là chủ thể tham gia trực tiếp vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới. Nghĩa là quá trình xây dựng nông thôn mới là “của dân và vì dân”, để từ đó họ chủ động nhập cuộc, khắc phục tư tưởng thờ ơ, ỷ lại vào Nhà nước hoặc suy nghĩ đây là nhiệm vụ của huyện, của xã.

Để làm được điều đó, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, xã Ia Chim xây dựng kế hoạch chi tiết cho những phần việc, những bước đi cụ thể; có “địa chỉ” rõ ràng, có lộ trình hợp lý. Tất cả đều được lấy ý kiến người dân; người dân trực tiếp bàn bạc, thảo luận và thống nhất những tiêu chí nào tiến hành trước, tiêu chí nào tiến hành sau; sự tham gia đóng góp của từng hộ gia đình dựa trên hoàn cảnh cụ thể và sự tự nguyện...

"Khi mọi việc thống nhất thì tất cả vào cuộc, “công việc chạy băng băng” - anh Nguyễn Quốc Hưng khẳng định với tôi, trên nét mặt không giấu được sự tự hào về những điều mà cấp ủy đảng, chính quyền xã Ia Chim đã làm được.  

Về phía người dân, họ hiểu mình là chủ thể xây dựng nông thôn mới, và muốn đạt nông thôn mới thì đường giao thông phải thế nào; trường học, trạm y tế phải ra sao... Vì vậy, họ sẵn sàng hiến đất, đập bỏ vật kiến trúc để làm đường; góp tiền làm nhà văn hóa. Họ tự giác sửa chữa nhà cửa, sửa sang vườn tược; đăng ký xây dựng đời sống văn hóa...

Hiện nay, trong hồ sơ của xã vẫn còn lưu giữ một cách trân trọng sự đóng góp của người dân. Họ đã hiến hàng nghìn mét vuông đất; chặt hàng trăm cây cà phê, cây ăn quả; di dời, dỡ bỏ hơn 15.233m hàng rào, vật kiến trúc; đóng góp hàng trăm triệu đồng...

Hưởng ứng xây dựng nông thôn mới, người dân xã Ia Chim đã tự nguyện hiến đất, dời hàng rào, chặt cây để làm đường bê tông

 

"Trước khó khăn, càng thêm thấm thía bài học phát huy sức dân. Đúng là "khó ngàn lần dân liệu cũng xong", trong điều kiện của Ia Chim ngày ấy, nếu không tạo nên sự đồng thuận, chung sức chung lòng của người dân, có lẽ khó mà về đích đúng hẹn."- Hưng rủ rỉ tâm sự.

Chuyện kể của A Blíu

Cơn mưa chiều nặng hạt bất ngờ ào ạt đổ xuống. Trưởng thôn Plei Sa - A Khoan dẫn tôi chạy vội vào ngôi nhà ven đường. "Nhà A Blíu đấy. Gia đình ông là gương sáng trong xây dựng nông thôn mới của thôn" - A Khoan giới thiệu ngắn gọn.

Ngồi trước hiên nhà, A Blíu nheo nheo mắt nhìn ra con đường bê tông phẳng phiu, rộng rãi trước nhà, bộc bạch: Đó, dân làng gọi con đường này là "đường nông thôn mới". Nếu như không có việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới thì chưa hẳn giờ này người dân Plei Sa được đi trên đường bê tông đẹp đẽ như vậy!

Nhìn mưa chảy tràn trên mặt đường, A Blíu nhớ lại những gian khó ngày cũ. Không quá xa, chỉ mới 4 năm trước thôi. Khi ấy, con đường đất trước nhà ông rách tướp, khúc khuỷu, mưa lầy nắng bụi. Mùa tiếp mùa, năm nối năm, người dân Plei Sa bấm bầm ngón chân trên con đường đất ấy để ra khu sản xuất; trầy trật mới đem được hạt lúa, hạt bắp về nhà...

Vì vậy, khi có chủ trương bê tông hóa tuyến đường, ông hô vợ con kéo thước ra đo, rồi đập bỏ ngay hàng rào xây kiên cố, chặt bỏ hàng chục gốc cà phê để nắn thẳng con đường mà không hề phàn nàn một tiếng. Việc làm của ông đã nêu gương cho những hộ gia đình khác, họ cũng sẵn sàng hiến đất, dời cổng, chặt cây. Ông còn vận động bà con góp tiền làm rãnh thoát nước để bảo vệ đường...

Bây giờ bà con ra đồng khỏe re. Ai cũng nói, hồi đó không nghĩ tới chuyện đường ra đồng mà “bê tông chắc cú”, rồi máy móc các kiểu thay thế hết sức người; kênh mương thì nước ăm ắp, cũng bê tông luôn, đỡ hẳn mấy đoạn đi nạo vét, đắp bờ. Vẫn ở trên cánh đồng ấy, cũng mảnh ruộng ấy, nhưng nụ cười đã tươi hơn, như lời A Blíu nhận xét.

“Xe chạy tới bờ ruộng, không còn ngã lên ngã xuống. Cày ruộng, be bờ, gặt, chở lúa về, cái chi cũng máy móc. Vai mình đỡ mỏi rồi. Chưa tới mùa là mấy chủ máy gặt trong đã lo tìm mình, tới ngày tới giờ cũng không cần phải chạy ra đồng, chiều là xe chở lúa về đổ tận sân"- A Blíu cười giòn.

Theo thôn trưởng A Khoan, hiện cả 5 tuyến đường nội thôn Plei Sa (với tổng chiều dài hơn 3 km) đều được bê tông hóa. Khi làm đường, nhiều gia đình vướng tường rào, cây cối, đất vườn, như nhà A Hoa, A Tưr, A Hưnh, A Náp..., nhưng tất cả đều tự nguyện hiến, không có một ai đòi hỏi một câu - A Khoan tự hào khoe.

Sự thay đổi lớn lao về cơ sở hạ tầng xã hội cũng thúc đẩy đời sống vật chất, tinh thần của người dân Plei Sa đi lên. Thôn có 290 hộ gia đình thì chỉ còn 3 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo; 100% hộ gia đình có tivi, xe máy. Sáng sáng, khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau dãy núi Chư Hreng, máy cày, xe honda đã nổ giòn giã; nhà nhà gọi nhau đi ruộng đi rẫy, làm cỏ cà phê, trút mủ cao su...

Nỗ lực nâng chuẩn...

Trong câu chuyện lan man chiều mưa, tôi nhận ra sự tự hào của A Blíu, của người dân Plei Sa. Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng, họ đã, đang tiếp tục góp sức cho cuộc cách mạng ấy.

Cách nhà A Blíu không xa, treo cao băng rôn màu đỏ mang dòng chữ màu vàng tươi "Cán bộ và nhân dân Ia Chim quyết tâm giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới" đã nói lên niềm tự hào của người dân nơi đây.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quốc Hưng chia sẻ: Đạt chuẩn nông thôn mới là niềm tự hào lớn lao, là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, đạt chuẩn đã khó, giữ chuẩn còn khó hơn, chưa nói tới nâng cao.  

Sự trăn trở của anh cũng là điều dễ hiểu. Giống như người thi chạy, khi đích còn ở phía trước thì luôn nỗ lực hết mình, phấn đấu để cán đích, nhưng đến đích rồi sẽ đuối sức, đạt chuẩn nông thôn mới rồi dễ khiến người ta sinh ra tâm lý thỏa mãn, khi ấy lại thụt lùi…

Tuy kết thúc năm 2018, xã Ia Chim có 18/19 tiêu chí được giữ vững, trong đó có những tiêu chí quan trọng như thu nhập, nhà ở, giảm nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa... có bước được nâng cao, nhưng rõ ràng nguy cơ "rớt chuẩn" vẫn còn hiện hữu, nếu thiếu sự nỗ lực phấn đấu hàng ngày.

"Chúng tôi xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, hàng năm, xã Ia Chim đều xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thì đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu, nói đúng và làm đúng, đồng thời phải thường xuyên bám cơ sở, gần dân, hiểu dân, từ đó có cách tuyên truyền phù hợp và hiệu quả để nhân dân chung tay giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới" - Nguyễn Quốc Hưng bộc bạch.

Và, như trước đây thi đua xây dựng nông thôn mới, người dân Ia Chim nói chung, thôn Plei Sa nói riêng lại bắt tay vào hành trình mới. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, cụ thể nhất, như người dân Pei Sa phân công nhau trực vệ sinh, thu gom rác thải tại các tuyến đường; tu sửa hàng rào...

Nắng lại bừng lên. Mưa giông đầu mùa đến nhanh mà kết thúc cũng nhanh, nhưng đủ để thổi bay đi những nóng nực, bụi bặm của ngày hè nắng gắt.

Cơ sở hạ tầng xã Ia Chim đổi thay mạnh mẽ

 

Rời Ia Chim, tôi đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống, những xóm làng hiện lên trong nắng chiều, trù phú, xanh mát và ngời ngời sức sống...

Tôi chợt nhận ra, để có được niềm vui ấm no, hạnh phúc hôm nay là cả sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị cơ sở và sự chung tay, đồng lòng của người dân ở Ia Chim. Khi lòng dân cùng hướng về một phía thì “sức sống Ia Chim sẽ trào dâng mạch nguồn hạnh phúc”.  

Bài, ảnh: Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by