• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID    HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025   

Kinh tế

Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao

16/05/2025 06:00

Sau khoảng 4 tháng gieo hạt, đến nay tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao, đạt từ 85-90%, nên người trồng sâm trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông rất phấn khởi.

Vườn sâm Ngọc Linh của ông A Nhôi đạt tỷ lệ nảy mầm cao. Ảnh: TH

 

Gia đình ông A Nhôi (thôn Long Hy, xã Măng Ri) có hơn 500 cây sâm Ngọc Linh từ 2-10 năm tuổi. Đầu năm nay, gia đình ông đã xuống giống gần 1.000 hạt, sau 4 tháng tỷ lệ hạt nảy mầm hơn 85%, cây phát triển tốt nên ông rất phấn khởi.

Theo ông Nhôi, để đảm bảo tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao, gia đình ông đã tiến hành xử lý đất trước khi gieo hạt khoảng 3-5 tháng. Trong mùa gieo hạt năm nay, nhờ kinh nghiệm tích lũy từ các vụ trước, cùng với thời tiết thuận lợi giúp cho hạt nảy mầm và cây phát triển tốt.

“Năm nay thời tiết thuận lợi, mưa sớm hơn mọi năm, nắng vừa phải, độ ẩm phù hợp để hạt sâm Ngọc Linh nảy mầm và cây con phát triển. Cùng với đó, bà con mình rút kinh nghiệm trong khâu xử lý đất từ những vụ trồng trước nên gieo hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với mọi năm. Bỏ nhiều công sức ra chăm sóc, đến nay nhìn thành quả vườn sâm nảy mầm tốt, ai cũng phấn khởi” - ông Nhôi vui vẻ nói.

Cách vườn của gia đình ông A Nhôi không xa là vườn sâm Ngọc Linh của anh A Đức (xã Măng Ri). Anh Đức cho biết, gia đình trồng hơn 2.000 cây sâm Ngọc Linh từ 1-10 năm tuổi. Vừa qua, gia đình anh gieo mới khoảng 2.000 hạt giống sâm Ngọc Linh, đến nay tỷ lệ nảy mầm khoảng 90%.

Theo anh Đức, rút kinh nghiệm từ những vụ trước, năm nay gia đình tiến hành ủ đất mùn trước khi gieo khoảng 6 tháng. Đất ủ bao gồm lớp đất mặt dưới tán rừng, mùn gỗ, phân hữu cơ (phân chuồng) và vôi hòa trộn lại với nhau.

“Việc ủ đất nhằm làm cho các rễ cây trong lớp đất mặt mục nát, tạo độ xốp cho đất và xử lý mầm bệnh trong đất. Khi có hạt sâm Ngọc Linh, tôi lựa những hạt sâm đã chín đỏ để ươm giống tại khuôn đất được ủ sẵn. Nhờ khâu xử lý đất tốt và thời tiết thuận lợi, vườn sâm gia đình tôi gieo đạt tỷ lệ nảy mầm cao”- anh Đức bộc bạch.

Gia đình anh A Đề đã gieo gần 1.000 hạt giống sâm Ngọc Linh và đạt tỷ lệ nảy mầm khoảng gần 90%. Ảnh: TH

 

Tương tự, anh A Đề (thôn Tu Thó, xã Tê Xăng) đã gieo gần 1.000 hạt giống sâm Ngọc Linh. Đến nay, vườn sâm mới gieo hạt của gia đình anh nảy mầm gần 90% khiến anh rất phấn khởi. Không chỉ vườn sâm của các hộ nói trên mà vườn sâm của các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng như người dân ở trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cũng đạt tỷ lệ nảy mầm cao.

Ông Nguyễn Minh Trí- Phó Chủ tịch UBND xã Tê Xăng cho biết, hiện diện tích trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn xã đạt 35,5ha. Trong năm 2025, huyện giao chỉ tiêu trồng mới 19,5ha sâm Ngọc Linh, đến nay người dân trên địa bàn xã đã xuống giống được 8,5ha, dự kiến đến hết tháng 9/2025 sẽ đạt chỉ tiêu được giao.

“Tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm đạt khoảng 90% nên người dân trên địa bàn xã rất phấn khởi. Để đạt được tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao, yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng. Năm nay thời tiết thuận lợi hơn so với các năm trước, cộng với rút kinh nghiệm gieo giống của bà con từ những năm trước nên năm nay, tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao hơn các năm trước khoảng 5-10%”- ông Trí cho hay.

Ông Dương Thái Khoa- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tu Mơ Rông cho biết, tổng diện tích sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện đến cuối năm 2024 là 2.883ha. Trong đó, diện tích sâm Ngọc Linh của người dân là 86,63ha, số còn lại là của doanh nghiệp. Diện tích sâm Ngọc Linh của người dân được trồng tại 10/11 xã trên địa bàn huyện (trừ xã Đăk Tờ Kan).

Theo ông Khoa, kế hoạch trồng mới cây sâm Ngọc Linh năm 2025 trên địa bàn huyện là 1.563ha, trong đó, trồng mới trong dân là 45ha và doanh nghiệp là 1.518ha. Đến nay người dân đã chuẩn bị giống trồng mới năm 2025 được 505.000 cây (khoảng 50,5ha) và đạt tỷ lệ nảy mầm trên 80%.

TRẦN HƯỚNG

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Vận hội để du lịch Măng Đen vươn ra biển lớn
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • [INFOGRAPHIC] 5.342 thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Kon Tum
  • Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15/5 đến 15/6/2025
  • Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia
  • Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by