Đến thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), hỏi thăm về gương phụ nữ người Brâu chịu khó, cần mẫn lao động, làm kinh tế giỏi, tôi được Hội LHPN xã giới thiệu về chị Nàng Thái.
Tôi gọi anh A Sinh (36 tuổi) là “hạt nhân” ở thôn Pu Tá (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông), bởi đây là bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn gương mẫu, tận tình với công việc và hơn hết là một trong những người tiên phong trồng sâm Ngọc Linh và giúp đỡ bà con cùng vươn lên phát triển kinh tế.
Chị Y Nga (32 tuổi)- Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 12, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) không chỉ luôn hết lòng vì việc chung, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế-xã hội tại địa phương mà còn là tấm gương phụ nữ trẻ năng động, chịu khó, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào vì lợi ích của hội viên.
Phát huy vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn, trong 13 năm qua, ông A Khăm ở thôn Tê Rông, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) luôn luôn nỗ lực, đem hết sức mình để cùng với các hội viên nông dân phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho hội viên.
Nhận được học bổng “Tặng chữ thoát nghèo” gồm tiền hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT, tiền sinh hoạt hàng tháng và toàn bộ học phí đại học, nhưng em Trần Thị Lệ Thủy (dân tộc Xơ Đăng), học sinh lớp 12A, Trường PTTH DTNT tỉnh đã làm đơn xin nhường suất học bổng cho học sinh khác có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn.
Tôi gặp anh A Bứi (SN 1986)- Phó Chủ tịch UBND xã Sa Sơn kiêm Bí thư chi bộ làng Bar Gốc trong chuyến công tác về làng Bar Gốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy) đầu tháng 6. Anh là cán bộ trẻ năng động, trách nhiệm, tích cực vận động dân làng tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trương Khánh Huyền là một trong những học sinh tiêu biểu, gương mẫu của Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (thành phố Kon Tum). Với tình yêu dành cho Tiếng Việt, em say mê tìm tòi, học hỏi để ngày càng hiểu thêm những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc mình. Trong năm học 2021 – 2022, em đã xuất sắc đạt giải Ba cuộc thi “Trạng nguyên Tiếng Việt” cấp quốc gia.
Những ngày cuối năm học 2021-2022, về Trường TH – THCS Lý Tự Trọng (xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi) tôi được nghe nhiều câu chuyện về những học sinh nêu cao tính trung thực, nhặt được của rơi đều tìm trả lại cho người đánh mất.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh Tạ Tiến Nghĩa (sinh năm 1986, ở thôn 5, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) luôn năng động, sáng tạo phát triển chăn nuôi heo quy mô trang trại và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Người dân làng Plei Trum Đăk Choăh (phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) thường gọi anh A Linh (43 tuổi) là một nông dân ham học hỏi, tìm hiểu các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, từ đó áp dụng vào thực tế để triển khai những cách làm, mô hình hay, phát triển kinh tế gia đình.
Nhắc đến Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn A Nẻo (50 tuổi) ở thôn Đăk Kang Yốp (xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà), người dân ai cũng biết và quý mến. Bởi, ông không chỉ sống rất hiền lành, thân thiện mà luôn nhiệt tình, tận tâm, trách nhiệm với việc làng, việc xóm và bà con dân làng.
“Tôi luôn tin rằng, sự cần cù, chịu khó và ý chí nỗ lực vươn lên chính là con đường mà bắt buộc ai cũng phải đi nếu muốn nếm được quả ngọt” – sau câu nói như lời khẳng định, ông Phạm Văn Tinh cười giòn tan dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi heo rừng của gia đình tại thôn 5, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô.
A Châm - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Kon Skôi, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây bời lời sang trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi heo địa phương, nuôi cá, gà thả đồi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Mô hình của A Châm được các hội viên nông dân khác trong chi hội học tập và làm theo, nhờ đó đến nay đã có nhiều gia đình hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Sở dĩ chị Y Tuân được gọi là “đầu tàu” ở thôn Nông Nội, xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi) bởi chị là tấm gương phụ nữ đi đầu phát triển kinh tế và là người góp phần đưa hai sản phẩm của địa phương trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao.
Nhờ biết chắt chiu, dành dụm vốn liếng sản xuất, A Thứp ở thôn Plei Jơ Drợp (xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum) phát triển 6ha cây trồng (cà phê, cao su, mì và lúa). Đồng thời, thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc sản xuất của gia đình A Thứp mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuộc sống ngày càng ổn định và khá giả.
Đến thôn Đăk Tân (xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy) hỏi về thôn phó A Tran (49 tuổi) thì ai cũng khen ngợi về sự nhiệt tình, tận tụy, hết mình vì bà con của anh. Không chỉ vậy, A Tran còn là người làm kinh tế giỏi.
Dành cả tuổi thanh xuân để tham gia kháng chiến chống Mỹ giải phóng dân tộc, sau ngày giải phóng đất nước, ông Phạm Duy Trì trở về cuộc sống đời thường, sống giản dị được mọi người trong khu dân cư kính trọng, quý mến.
24 năm bám làng gieo chữ cho học sinh vùng cao, thầy Phạm Anh Tuấn- Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) không ngại khó, ngại khổ “gieo chữ”, giúp bao thế hệ học sinh trưởng thành.
Về làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), nhắc đến ông A Granh (52 tuổi)- Trưởng Ban công tác Mặt trận làng Chốt, ai cũng đều dành cho ông những lời tốt đẹp nhất. Ông là người luôn gương mẫu, tận tụy, hết mình với công việc, có nhiều đóng góp trong xây dựng thôn làng văn hóa, giàu đẹp và được bà con tin yêu, quý mến.
Nỗ lực phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đó là những điều mà anh A Điện luôn tâm niệm. Từ một hộ nghèo, A Điện đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu, vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng no, đủ.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống các DTTS được tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.