• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Đặc sản núi rừng - Cảnh giác hàng "dỏm"

03/09/2018 09:01

​Sâm Ngọc Linh và nhiều đặc sản khác từ núi rừng Kon Tum như mật ong rừng, sâm dây Ngọc Linh... là những dược liệu quý không chỉ nổi tiếng trong nước mà cả ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay những “đặc sản núi rừng” đang được rao bán tràn lan trên mạng, người mua khó phân biệt được thật - giả...

Thời gian gần đây, những phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng “sâm Ngọc Linh giả” xuất hiện tràn lan trên thị trường và thực tế không ít người đã phải “ngậm đắng nuốt cay” khi bị “ăn quả lừa”.

Điều đáng nói, không ít đối tượng tìm mọi cách để đưa “sâm Ngọc Linh giả” vào thị trường tiêu thụ để trục lợi. Mạng xã hội trở thành “mảnh đất màu mỡ” để những đối tượng này thực hiện các “chiêu thức” lừa đảo.

Nếu như trước đây các đối tượng gian lận sử dụng cách thuê đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương bán sâm Ngọc Linh dỏm của mình nhằm lừa khách hàng rằng đó là sâm Ngọc Linh thật 100%, thì ngày nay nhiều đối tượng này lợi dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo... chụp vài tấm hình đang ở núi Ngọc Linh, hoặc đang giao dịch với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực gần núi Ngọc Linh tung lên các trang cá nhân để tạo niềm tin cho khách. Vậy mà, không ít người đã “ăn quả đắng” từ chiêu thức này của các đối tượng nói trên.   

Khó phân biệt đâu là sâm Ngọc Linh thật, đâu là sâm Ngọc Linh giả. Ảnh: M.Q

 

Trong một chuyến công tác gần đây, khi ghé vào một quán ăn ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô), tôi được anh T. chủ quán cơm ở đây cho biết: Hàng ngày quán của tôi có rất nhiều khách ra vào, trong đó có không ít khách hàng là những cán bộ nhà nước đi công tác. Thời gian trước đây, mỗi khi thấy khách hàng đi xe ô tô ghé vào quán ăn cơm thì ngay lập tức xuất hiện một số người dân tộc thiểu số, mặc đồ lao động trông giống như những người đi rừng chuyên nghiệp vừa về vào chào bán sâm Ngọc Linh cho khách ghé quán ăn cơm.

Để “che mắt khách hàng”, các đối tượng này thường tự giới thiệu là dân đi rừng, sống ở trên núi Ngọc Linh vô tình đào được vài củ sâm trên rừng nên mang xuống đây bán. Mỗi lần như vậy, các đối tượng này chỉ mang theo một ít củ “sâm Ngọc Linh” khoảng từ 0,5 - 1,5kg với giá bán giao động từ 10 triệu đến 40 triệu đồng/kg, tùy theo khách và cũng tùy theo củ lớn hay nhỏ.

"Bằng cách “tiếp thị” này, các đối tượng đã gạ bán được không ít sâm Ngọc Linh dỏm cho đa phần các khách hàng ở ngoại tỉnh khi ghé vào quán ăn cơm. Trong đó, có không ít khách hàng ở các tỉnh xa nghe đồn cũng đi xe lên đây tìm mua mang về sử dụng hoặc làm quà biếu trong những dịp lễ, tết" - anh T. cho biết thêm

Qua tìm hiểu của chúng tôi, thời gian gần đây tình trạng này không còn, người mua đã cảnh giác, vì được các phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo tình trạng sâm Ngọc Linh giả tràn lan và các chiêu trò bán sâm giả nêu trên.

Giờ đây các đối tượng chuyển qua bán hàng online những sản phẩm mà họ tự giới thiệu “sâm Ngọc Linh”, “lá sâm Ngọc Linh” - với sự cam kết sản phẩm thật 100%, với số lượng không hạn chế. Họ chia ra nhiều nhóm nhỏ để bán hàng “hiệu quả”, trong đó với thành phần gồm những người làm các nghề khác nhau và có cả cán bộ công nhân viên chức, nhưng hầu hết đều là phụ nữ. Bởi họ hiểu rằng, để phân biệt đâu là sâm Ngọc Linh thật, đâu là sâm Ngọc Linh dỏm thì bằng mắt thường không phải ai cũng phân biệt được...         

Không chỉ sâm Ngọc Linh dỏm, những năm gần đây xuất hiện tràn lan trên thị trường mật ong rừng Ngọc Linh dỏm. Mật ong rừng đã quí, nhưng mật ong lấy từ trên núi Ngọc Linh lại càng quí hơn, nhiều người cho rằng mật ong trên núi Ngọc Linh tốt hơn các loại mật ong rừng khác vì những con ong hút mật chính từ hoa của cây sâm Ngọc Linh, vì vậy “mật ong rừng Ngọc Linh” rất có giá trị.

Khi có dịp vào các xã vùng sâu, vùng xa gần núi Ngọc Linh của huyện Tu Mơ Rông hoặc huyện Đăk Glei, nhiều người cố gắng mua cho bằng được một vài lít mật ong rừng nơi đây mang về để dành sử dụng trong gia đình hoặc làm quà biếu cho người thân quen, dẫu giá cả cao hơn mật ong rừng nơi khác khá nhiều.

Lợi dụng điều này, không ít đối tượng xấu dở “chiêu trò” để lừa nhằm trục lợi.

Còn nhớ cách đây không lâu, trong một lần có dịp vào công tác ở một xã của huyện Đăk Glei nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh, do cảnh giác, tôi đã nhờ một giáo viên ở địa phương mua giúp 1 lít mật ong rừng nguyên chất với giá 500 ngàn đồng. Mang về “khúm na khúm núm” cất kỹ trong bếp, vài tháng sau khi gia đình có việc lấy ra dùng, tôi phát hiện trong can “mật ong rừng Ngọc Linh nguyên chất” - như lời cam kết của người bán, mà tôi nhờ thầy giáo hôm nọ mua giúp, có gần một nửa phía bên dưới là đường, nửa phía trên là nước đường cùng với mùi khen khét. Lúc này tôi mới biết mình cũng bị mua trúng mật ong rừng Ngọc Linh dỏm.

Trên thị trường Kon Tum hiện nay có hàng chục loại mật ong khác nhau, khi rao bán ai cũng khẳng định đây chính là mật ong rừng thật, vì do có người quen trực tiếp lấy trên rừng. Tuy nhiên, khi mua về rồi người dùng mới biết đó không phải là mật ong rừng thật; để mua được một chai mật ong rừng nguyên chất thật sự trên thị trường hiện nay không phải dễ tí nào. Sự tinh vi của các đối tượng khi chế biến đã khiến cho những người đã từng sử dụng mật ong lâu năm và ngay cả người nhiều năm kinh nghiệm bán mật ong cũng không dễ dàng gì nhận ra.

Điều đáng nói là mật ong giả không chỉ đưa lên bán online công khai mà các đối tượng còn mang lên tận các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để bán, làm ảnh hưởng đến thương hiệu, làm mất niềm tin người dân.

Không chỉ có sâm Ngọc Linh dỏm, mật ong rừng Ngọc Linh dỏm mà hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều đối tượng chuyên đi chào bán một số đặc sản rừng khác… mà chất lượng không ai có thể kiểm soát được. Hầu hết khách khi mua hàng chỉ dựa vào niềm tin với người bán hàng là chính. Cho dù những người mua dùng các biện pháp dân gian để thử, tuy nhiên những biện pháp này không thể khẳng định chính xác được chất lượng thật của mặt hàng.

Thiết nghĩ, để tự bảo vệ sức khỏe mình và cho người thân, đồng thời không để các đối tượng xấu lừa, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng thì cách tốt nhất chúng ta cần nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không nên mua khi ta không thật am tường về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm rao bán, nhất là các sản phẩm rao bán trên mạng xã hội với các chiêu thức kể trên...

Minh Quang

   

Các tin khác

  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Ngày về
  • Sự cần thiết nâng cấp hoàn thiện Quốc lộ 24
  • Trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5: Toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông
  • Đăk Tô: Tai nạn giao thông làm một cháu nhỏ tử vong
  • Ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5: Xảy ra một vụ tai nạn giao thông
  • Ngày đầu tiên nghỉ lễ diễn ra an toàn
  • Cho kì nghỉ lễ an toàn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai
  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
  • Tri ân những người ngã xuống
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by