• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Đầu năm, rộ chuyện bói toán

13/02/2017 12:56

​Những ngày đầu năm, không ít người rủ nhau đi xem bói để biết vận mệnh cả năm. Những lời “tiên đoán” vô thưởng vô phạt khiến nhiều người tin răm rắp và bỏ tiền túi để mua về những điều không đâu.

Chờ chực xem bói

Trong vai người đi xem bói, khoảng 9h sáng, chúng tôi tìm đến nhà bà D ở thôn Trung Thành, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. Vừa bước vào sau cánh cửa, một chị liền vỗ vai rồi thủ thỉ: Giờ này mới đến thì 4h chiều chưa xem được. Chị đi từ 7h sáng mà còn phải đợi cả 10 người nữa mới đến lượt đây.

Nghe chị nói xong, đưa mắt nhìn quanh nhà, chúng tôi thấy gần 20 người uể oải ngồi nghiêng, ngả; có người nằm lăn ra sàn để đợi đến lượt xem bói.

Bà D năm nay chỉ độ 35-40 tuổi nhưng từ người già đến trẻ nhỏ, ai đến xem đều gọi bằng “cô”. Ai đến lượt, liền ngồi lên ghế, cầm bộ bài, xóc, chia thành từng cột rồi nghe “cô” phán.

Đầu tiên bà D hỏi tuổi, hỏi nơi ở, sau đó theo yêu cầu của người xem, bà liền nhìn vào từng con bài rồi cứ thế thao thao bất tuyệt.  

Đến khoảng 10h, người đến xem bói vẫn nườm nượp vào. Thấy quá đông, sợ ồn ào, bà D liền quay mặt ra phía sân rồi nói gọn: “Cô” chỉ xem đến 2h chiều thôi. Hơn 2h “bà” nghỉ, “cô” không xem được đâu. Về đi, mai đến sớm.

Theo lời những người đi xem bói, bà D có một “bà” (là người cõi âm nào đó “nhập” vào - PV) nên bà D mới nhìn thấy và nói được tương lai(?!) Và “bà” chỉ “làm việc” đến khoảng 2h chiều nên “cô” D cũng chỉ xem đến giờ đó. Nhưng một người hàng xóm với nhà bà D thì nói rằng, vì bà D làm việc trong 1 công ty nên bà chỉ xem được trong vòng từ khoảng 7h sáng đến 2h chiều thì nghỉ để đi làm.  

Xếp hàng ngồi chờ để xem bói. Ảnh: BA

 

Có riêng gì chỗ bà D, theo lời giới thiệu của những tín đồ xem bói, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà bà T ở phường Ngô Mây. Tại đây cũng có đến 20 người xếp hàng đợi xem.

Theo lời những người xem bói nơi đây, bà T cũng được một “bà” ở cõi âm nhập vào nên “tiên đoán” rất chính xác. Và vì được nhập nên bà T chỉ xem trong khoảng từ 7h30 đến khoảng 12h trưa. “Sau 12h trưa, “bà” chỉ thấy mờ mờ thôi” – bà T nói với những người đến xem.

Không chỉ người dân ở thành phố Kon Tum, tại nhà bà T còn có rất đông người từ huyện Ia H’Drai, Sa Thầy, Ngọc Hồi tìm đến xem. “5h sáng mình từ Mô Rai chở con xuống đây để xem. Đông quá, sợ bà không xem nữa nên mình phải xin “bà” xem trước để về ” – anh A T nói.

Cũng như anh A T, anh P cũng tranh thủ chạy gần 200km từ huyện Ia H’Drai xuống nhà bà T để xem bói. Anh bảo rằng, nếu không xem được, anh sẽ ở lại để đợi đến mai xem.

Rời nhà bà T, 2h chiều, chúng tôi tiếp tục tìm đến một địa điểm xem bói ở thôn Phương Quý, xã Vinh Quang. Khi thấy chúng tôi vừa đến, nhiều người xem liền xua tay: Tôi đợi từ 6h sáng đến bây giờ mà chưa đến lượt đây. Giờ mới đi thì đợi đến khuya cũng chưa xem được.

Vì người xem bói cứ vào càng lúc càng đông nên nhiều người đến xem sợ mất lượt. Chính vì vậy,  dù đói đến xanh mặt, rệu rã họ vẫn bấm bụng ngồi đợi.

Không riêng hôm ấy, 2-3 hôm liên tiếp, chúng tôi đến những điểm này cũng đều rất đông người và nhiều người chấp nhận đợi từ 6h sáng đến 6h tối chỉ mong xem được tương lai.

“Phán trên trời dưới đất”

Với nhiều người, xem bói đầu năm đã thành thói quen. Sau dịp tết, từ mùng 4 trở đi, họ lại tìm đến những địa chỉ xem bói để xem vận mệnh cả năm. Như chị L ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, năm nào cũng vậy, cứ đến đầu năm chị lại đi xem bói. “Mình xem cho biết tháng nào hạn để tránh. Với lại cũng muốn xem kinh tế trong năm ra sao để biết đầu tư” – chị L nói.

Chúng tôi tiếp tục ghé đến nhà bà D – một địa điểm xem bói “nổi tiếng” ở xã Đăk Cấm thì thấy có rất đông người chờ chực.

Trong nhà, bà D ngồi bên một chiếc bàn gỗ có một chiếc đĩa với 3 cây nhang đang thắp dở rồi “phán” cho một người đàn ông từ Ngọc Hồi xuống. Một tiếng lạy cô, hai tiếng lạy cô, người đàn ông cứ liến thoắng hỏi đất nhà con năm nay bán được không? Kinh tế gia đình năm nay thế nào?...

Theo lời hỏi, bà D “phán: “Năm nay cứ yên tâm, một lô sẽ bán được 370 triệu và một lô bán được 420 triệu”. Rồi bà tiếp tục nói 860, 860 (tiền lễ để cầu xin bán đất là 860 ngàn). Thế rồi người xem cứ tiếp tục hỏi và đưa tiền lễ cho bà D rồi ra về với vẻ mặt rất hớn hở.

Còn tại nhà bà T, sau quá trình chờ đợi, anh A. T cũng được xem. Anh A. T hỏi con anh năm nay có thi đậu không, bà T liền bảo con anh T xòe bàn tay ra rồi phán ngay tức khắc: “Đậu phát một”.

Rồi bà nói, con anh T đậu chủ yếu là nhờ may mắn chứ không phải do năng lực. Và bà dặn dò rằng, khi đi thi thì nên chọn trường thấp thấp, thi trắc nghiệm, thấy câu nào thích thì chọn, thể nào cũng trúng(!?)

Về phần tôi, sau khi xem chỉ tay, bà T liền phán rằng: “Có người yêu nhưng chia tay rồi”. Khi tôi chỉ vào  anh bạn đi cùng và nói: “Đây là người yêu của con mà” thì bà T liền nói: “Trưa rồi nên mắt bà chỉ thấy mờ mờ”(!?)

Còn trường hợp anh P ở huyện Ia H’Drai, bà T khuyên rằng, năm nay không nên đi xa và không nên chung thủy với bất kì người nào kể cả vợ; không được chung thủy với bất kể nghề nào (dù công việc của anh đã ổn định, lương rất cao). Rồi bà còn dặn, nếu thích thay đổi công việc hay đi xa, cứ gọi điện cho bà rồi “bà” “trợ” cho làm ăn, cho đi lại…(!?)

Nghe bà T nói vậy nhưng anh P vẫn rất phấn khởi. Anh nói hiện anh đang có dự định đi xa nhưng vì “bà” nói không được đi xa nên anh sẽ hoãn lại. “Bà T nói làm tôi cũng lo. Tôi cứ nghe theo “bà”, nếu tiếp tục đi thì tôi sẽ xuống đây để xin bà trợ đường” – anh P nói.

Đi 5 điểm xem bói, chúng tôi đều thấy những lời “tiên đoán” của thấy bói đều chung chung, vô thưởng vô phạt. Thế nhưng những người xem thường có tâm lý suy đoán và áp dụng cho mình. Hơn thế nhiều người cứ thế gật đầu thấy đúng và hứa hẹn lần sau sẽ đến… tạ ơn.

Quan sát tại các điểm xem bói, dù nói tùy tâm nhưng hầu như người nào cũng bỏ 100 ngàn, thậm chí 200-300 ngàn cho một lượt xem. Với lượng khách đông như này, mỗi ngày chỉ “tiên đoán” vài câu, mỗi người thầy bói thu cũng thu về 2-3 triệu đồng.

Trong cuộc sống, ai chẳng mong muốn được bình an, sung túc, con cái đuề huề, gia đạo bình an, tuy nhiên nếu thực hiện mong muốn đó bằng những nỗ lực tích cực thì hữu ích hơn nhiều so với việc mê tín dị đoan. Và nếu cẩn thận trong đi lại, ăn uống, trong hành động… thì mọi thứ có lẽ sẽ tốt hơn là đưa tiền để… giải hạn.

B.A 

   

Các tin khác

  • Phạt 85 triệu đồng đối với nhà đầu tư Thủy điện Đăk Pru 3 do chậm triển khai dự án
  • Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 676: Vướng mặt bằng, khó thi công
  • Đình chỉ mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh cấp cho doanh nghiệp “gây hiểu lầm”
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Tiếp tục sửa chữa đường ĐH.53, người dân phấn khởi
  • Hai vợ chồng lãnh án 42 năm 6 tháng tù vì mua bán và tàng trữ ma túy
  • Cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại
  • Xét xử vụ án mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by