• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Ngày về

12/05/2025 13:00

Trong Hội trường của Trại tạm giam Công an tỉnh, Lễ công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước năm nay diễn ra không khí lặng lẽ nhưng đong đầy cảm xúc. Ở đó có tiếng cười khe khẽ xen lẫn những tiếng nấc nghẹn ngào. Vẫn khoác trên mình bộ đồ phạm nhân, nhưng ánh mắt họ lại rạng rỡ bởi ngày về - ngày trở lại với gia đình và cuộc đời.

Phạm nhân thực hiện các thủ tục trước khi trở về địa phương. Ảnh: D.N

 

Ngồi trong hàng những phạm nhân được đặc xá đợt này, V- một thanh niên trú tại huyện Đăk Hà lặng lẽ ngoái nhìn người vợ đang rưng rưng phía cuối hội trường. “Đừng khóc nữa. Nín đi!”- V nói khẽ, giọng nghẹn ngào.

V kể, đầu tháng 10/2023 đến đầu tháng 1/2024, V và 4 người khác được một đối tượng thuê vào rừng cưa hạ gỗ trái phép. Vì tin lời đối tượng rằng khu rừng đã được chuyển mục đích sử dụng đất sang thành rừng sản xuất, nên cưa hết mấy cây gỗ về làm củi và trồng lại rừng mới.

V và 4 người khác đã vô tình tiếp tay cho hành vi hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, để rồi bị bắt giữ và đưa ra xét xử với tội danh vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà đã xét xử, tuyên phạt các bị cáo từ 14 - 33 tháng tù. Riêng V bị tuyên phạt 20 tháng tù. Một bản án không quá dài, nhưng đủ để thấm thía cái giá phải trả cho sự thiếu hiểu biết về pháp luật và sự cả tin.

“Trong thời gian ở đây, em có thời gian để suy nghĩ rất nhiều. Mỗi ngày đều là một ngày tự vấn bản thân và hối hận. Em không thể quên được ánh mắt của vợ lúc em bị dẫn đi thi hành án. Chính điều đó khiến em quyết tâm cải tạo thật tốt, mong sớm được trở về làm lại cuộc đời” - V tâm sự.

Thời gian chấp hành án phạt tù không chỉ là chuỗi ngày mất tự do, mà còn là quá trình tự nhận thức và sửa chữa sai lầm. V đã chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực lao động cải tạo, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Sự thay đổi tích cực đó là minh chứng cho chính sách khoan hồng nhân văn của Đảng và Nhà nước không chỉ phạt mà còn giáo dục, giúp người lầm lỗi có cơ hội quay đầu.

Câu chuyện của V cùng 3 phạm nhân khác được đặc xá trong đợt này đại diện cho hàng ngàn phạm nhân trên cả nước. Với tổng mức án được giảm gần 37 tháng, những người lầm đường, lạc lối đã chứng minh rằng cải tạo tốt, biết ăn năn, hối lỗi là con đường duy nhất để nhận được sự tha thứ từ pháp luật và xã hội.

Thượng tá Nguyễn Văn Thành- Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh thông tin, từ nhiều tháng qua, trại đã đẩy mạnh tuyên truyền chính sách đặc xá, giúp phạm nhân hiểu rõ đây là chính sách khoan hồng, nhân văn của Đảng, Nhà nước và cũng là phần thưởng cho sự nỗ lực thay đổi bản thân của phạm nhân. Việc xét duyệt được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, đảm bảo người đủ điều kiện thì được đề nghị, người không đủ thì kiên quyết không để lọt.

Mỗi hành vi sai trái dù vô tình hay cố ý đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một phút nông nổi, một chút thiếu hiểu biết về pháp luật có thể đánh đổi bằng cả tương lai, nhưng nếu biết ăn năn và quyết tâm sửa chữa thì cánh cửa trở về luôn rộng mở.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ tái phạm trong số người được đặc xá là rất thấp cho thấy hiệu quả của chính sách này. Nó không chỉ mở cánh cửa đoàn tụ gia đình mà còn mở lối đi mới cho những người từng lầm lỗi.

Ngày về đối với mỗi phạm nhân không đơn thuần chỉ là thoát khỏi bốn bức tường trại giam mà đó là ngày đánh dấu một khởi đầu mới, một chương mới của cuộc đời với những cam kết sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội.

V cầm chặt tay vợ trong ngày đoàn tụ. Ảnh: DN

 

Nắm tay người thân đi trên con đường bê tông trải dài rợp bóng hàng cây với bộ quần áo mới, tôi thấy trong khóe mắt họ trào dâng niềm vui của tự do, của ngày đoàn tụ. Họ chầm chậm bước qua cánh cổng của trại giam để trở về với gia đình, mang theo bài học đắt giá đã trả, mang theo những lỗi lầm đã khắc ghi và quan trọng hơn cả là mang theo khát vọng làm lại cuộc đời.

DƯƠNG NƯƠNG

   

Các tin khác

  • Sự cần thiết nâng cấp hoàn thiện Quốc lộ 24
  • Trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5: Toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông
  • Đăk Tô: Tai nạn giao thông làm một cháu nhỏ tử vong
  • Ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5: Xảy ra một vụ tai nạn giao thông
  • Ngày đầu tiên nghỉ lễ diễn ra an toàn
  • Cho kì nghỉ lễ an toàn
  • Bộ đội giúp nhân dân thôn Kon Tuông làm đường giao thông
  • Vẫn “nở rộ” chiêu trò giả mạo trang fanpage các cơ sở lưu trú
  • Xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ
  • Xét xử hình sự sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Ngày về
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • [INFOGRAPHIC] Quảng Ngãi (mới) phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • [INFOGRAPHIC] 121 nghìn tỷ đồng dành chi trả chế độ cho các đối tượng nghỉ việc sau sắp xếp

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by