• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Tết đến lại lo... pháo nổ!

09/01/2023 13:19

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ lại diễn ra ở nhiều nơi, dù đây là các hành vi bị cấm. Điều này gây hậu quả nặng nề về sức khỏe, thậm chí dẫn đến mất mạng, gây mất an ninh, trật tự tại các địa phương.

Dù chưa tới Tết Nguyên đán Quý Mão, nhưng những ngày này, đâu đó đã xuất hiện những âm thanh đì đùng của tiếng pháo. Càng gần Tết, hiện tượng này càng gia tăng.

Vẫn biết rằng trong tâm thức người Việt, tiếng pháo đã trở thành một phần hồi ức gắn với những ngày Tết cổ truyền rộn ràng, náo nức. Thế nhưng cũng chính pháo nổ lại trở thành nỗi ám ảnh về những mối hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe, tính mạng của không ít người, gây tổn thất kinh tế và ô nhiễm môi trường.

Vì thế, từ năm 1994, Chính phủ đã có quy định về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đến năm 2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 36/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo nổ. Gần đây nhất, Nghị định 137/2020/NĐ-CP (ngày 27/11/2020) đã được ban hành thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định rõ loại pháo nào được phép sử dụng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi cần mua pháo ở đâu, do nơi nào sản xuất.

Các lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, xử lý các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Ảnh: TH 

 

Pháp luật đã có quy định rất rõ ràng và các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, vận động nêu cao ý thức chấp hành của người dân. Tăng cường quản lý, bắt giữ, xử lý không ít những vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, thế nhưng tình trạng này vẫn diễn ra hết sức phức tạp vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Pháo nổ được các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại vận chuyển trái phép qua biên giới đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi. Mặt khác, thời gian gần đây, lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin qua internet, việc buôn bán pháo nổ còn được các “đầu nậu” chuyển dịch lên không gian mạng. Chỉ cần tìm từ khóa “bán pháo nổ” trên Facebook sẽ hiện ra rất nhiều trang cá nhân và các hội nhóm buôn bán pháo nổ với hàng nghìn thành viên tham gia.

Một bộ phận người dân dù biết rõ đây là hành vi bị cấm, nhưng vì thú vui nhất thời, hoặc muốn tỏ ra sành điệu nên vẫn “vô tư” mua, đốt pháo nổ. Để rồi nhiều tai nạn thương tâm xảy ra, gây ảnh hưởng về sức khỏe, thậm chí là tính mạng và làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương.

Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn do đốt pháo hoặc sản xuất pháo lậu dẫn đến phát nổ gây ra.

Chỉ trong ít ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đăng tải nhiều vụ tai nạn do pháo nổ gây ra, nhất là tai nạn do việc tự chế pháo nổ.

Đáng báo động là tình trạng học sinh, thanh thiếu niên tham gia mua, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép có chiều hướng gia tăng. Nhiều em còn lên mạng internet tìm tòi, học theo các cách làm pháo tự chế, rồi mua thuốc nổ trôi nổi về làm theo. Hậu quả là nhiều em phải nhập viện cấp cứu, trong đó, một số em bị tai nạn nghiêm trọng dẫn đến thương tật suốt đời, đau xót có em đã tử vong. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tất cả học sinh, phụ huynh và toàn xã hội về những ẩn họa khôn lường từ việc tự chế tạo và sử dụng trái phép pháo nổ.

Tết Nguyên đán Quý Mão đang cận kề, để người người, nhà nhà đón một cái Tết thật sự đầm ấm, vui tươi, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm, tai nạn về pháo, các lực lượng chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các quy định pháp luật việc sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là sử dụng pháo nổ để các tổ chức, cá nhân nhận thức rõ được sự nguy hiểm và những hậu quả khôn lường do pháo gây ra.  Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm trong việc mua bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ trái phép. Đồng thời, hướng dẫn nhân dân sử dụng pháo hoa đúng quy định, đảm bảo các điều kiện về năng lực dân sự, an toàn phòng cháy, chữa cháy và không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Và hơn hết, mỗi người dân chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, kiên quyết nói không với pháo nổ.

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Vận chuyển trái phép chất ma tuý, nhận án 20 năm tù
  • Lừa đảo chiếm đoạt hơn 25 tỷ đồng, lĩnh án tù chung thân
  • Phòng cảnh sát môi trường: Bắt quả tang 2 đối tượng khai thác gỗ trái phép
  • Xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
  • Khởi tố đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Vụ cất giấu lâm sản tại bãi cát, sỏi tại xã Đăk Pxi: Cơ quan chức năng nói gì?
  • Vận chuyển hàng cấm, cựu quân nhân lĩnh án 5 năm tù giam
  • Bắt tạm giam tài xế gây TNGT làm 2 người chết, 2 người bị thương ở đèo Lò Xo
  • Tạm giữ hình sự đối tượng “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by