Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân ba nước Đông Dương luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược lớn mạnh. Do điều kiện địa lý và lịch sử, nhân dân ba nước phải dựa vào nhau mới có đủ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù chung.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi của quân và dân ta, đặc biệt là vai trò quan trọng, quyết định của Quân đội nhân dân Việt Nam non trẻ khi đánh bại đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp.
Sáng 6/5, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, động viên và tặng quà các chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1953-1954) đang sinh sống trên địa bàn thành phố Kon Tum nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành quyết định trao tặng Huy hiệu Đảng cho 203 đảng viên và truy tặng cho 3 đảng viên đợt 19/5.
Tại văn bản số 1523/UBND-KTTH ngày 4/5, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố nêu cao tinh thần “5 quyết tâm”, thực hiện tốt “5 bảo đảm”, tập trung thực hiện “5 đẩy mạnh” trong thực hiện nhiệm vụ KT-XH, QP-AN đến hết quý II/2024.
Tối 5/5, Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) với chủ đề “Dưới lá cờ Quyết Thắng” được Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các địa phương truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu: Hà Nội, Điện Biên, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh và Kon Tum.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Kon Tum, chiều 5/5, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao dâng hương tại Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Ngục Kon Tum.
Chiều 5/5, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn công tác thăm, tặng quà các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (QLBVR&PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.
Sáng 5/5, đồng chí Trần Lưu Quang- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác của Chính phủ đến thăm và kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy.
Sáng 5/5, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Y Ngọc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, động viên và tặng quà các chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1953-1954) đang sinh sống trên địa bàn huyện Đăk Tô và huyện Ngọc Hồi nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”(1). Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chiến đấu với ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đánh dấu thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng.
Tối 4/5, tại nhà rông Kon K’lor (thành phố Kon Tum) diễn ra buổi tổng duyệt Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Nhắc đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự kiệt xuất với tư duy chiến lược vượt trội. Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự khẳng định thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Có thể khẳng định, nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chiến thắng trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 3/5, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn ký ban hành Công điện số 01/CĐ-CTUBND về việc chủ động ứng phó trước tình trạng hạn hán, thiếu nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Sáng 4/5, tại Trường Chính trị tỉnh, Hội đồng Tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024 tổ chức Lễ khai mạc kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024.
Mặt trận Tây Nguyên trong Đông - Xuân 1953-1954 là một trong những hướng tiến công lợi hại của quân và dân ta. Thực hiện ý định chiến lược của Trung ương Đảng, các lực lượng vũ trang cách mạng đã cùng với nhân dân các dân tộc Tây Nguyên liên tiếp mở những trận tập kích, phục kích quân xâm lược Pháp, tiêu diệt, tiêu hao, phân tán, giam chân lực lượng địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng đối phó. Thắng lợi của mặt trận Tây Nguyên trong Đông - Xuân 1953-1954 đã góp phần làm thất bại kế hoạch Na-va, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, tạo thế và lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ đi đến thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.