• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận về Luật Nhà ở, Luật Tài nguyên nước và Luật Các tổ chức tín dụng

06/06/2023 11:20

Ngày 5/6, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cùng Đoàn ĐBQH hai tỉnh Thanh Hóa và Tiền Giang thảo luận tại tổ về Dự Luật Nhà ở (sửa đổi); Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đại biểu Phạm Đình Thanh nêu ý kiến. Ảnh: TL

 

Có 3 lượt phát biểu của Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Phạm Đình Thanh, đại biểu Tô Văn Tám và đại biểu Nguyễn Văn Hùng với 9 ý kiến tham gia.

Đối với Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại biểu Phạm Đình Thanh có 3 ý kiến tham gia:

Thứ nhất, về tên gọi của Luật, hiện nay một số ý kiến đề nghị đổi tên luật thành "Luật Quản lý nguồn nước", một số ý kiến đề nghị đổi tên luật thành "Luật Quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước". Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Đình Thanh với phạm vi điều chỉnh của luật nhằm thực hiện toàn diện việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng chống khắc phục hậu quả do nước gây ra dự kiến quy định tại Điều 1 Dự thảo luật thì việc sử dụng tên gọi "Luật Tài nguyên nước" là phù hợp. Do đó, đại biểu thống nhất với quan điểm của cơ quan trình và ý kiến đề xuất của cơ quan thẩm tra trình Quốc hội.

Thứ hai, là về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra dự kiến quy định tại Điều 4. Đại biểu đề nghị xem xét và điều chỉnh lại nội dung quy định tại khoản 4 và khoản 6 của Điều này. Theo đại biểu, cụm từ “phòng ngừa” được sử dụng tại khoản 4 là chưa phù hợp, nên điều chỉnh bổ sung cụm từ này vào nội dung được quy định tại khoản 6 về phòng chống, khắc phục các hậu quả, tác hại do nước gây ra, bởi vì phòng ngừa là việc phòng không cho điều bất lợi, tai hại xảy ra. Theo đó, tại khoản 4 quy định về bảo vệ tài nguyên nước cần bổ sung nội dung quy định để đảm bảo nguyên tắc "chủ động, thực hiện đồng bộ, toàn diện các biện pháp về công tác bảo vệ nguồn tài nguyên nước”. Đồng thời, để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra quy định tại khoản 6, cần điều chỉnh và bổ sung nguyên tắc "phải có kế hoạch và biện pháp kịp thời, phù hợp, trong đó lấy phòng ngừa là chính”.

Thứ ba, về Điều 30, bảo vệ nước dưới đất. Theo đại biểu Thanh, ngoài những nội dung đã được quy định tại Dự thảo Luật, cần bổ sung quy định về các chính sách phù hợp khác để khuyến khích việc bổ sung nguồn nước dưới đất bằng các biện pháp nhân tạo. 

Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu. Ảnh: TL

 

Theo đại biểu, ngoài việc quản lý, sử dụng nguồn nước tại các hồ, đập thủy lợi, thủy điện hiện có, cần có chính sách hỗ trợ để người dân và các tổ chức xây dựng, cải tạo, tận dụng hồ, đập và các vị trí có khả năng chứa nước, nhất là ở địa bàn miền núi nhằm tích trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và góp phần duy trì và bổ sung nguồn nước dưới đất.

Đối với Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), tại Điều 5 - Những điều cấm lấn chiếm không gian và các quyền thuộc sở hữu, đại biểu Tô Văn Tám thống nhất quy định về không gian nhà ở, đồng thời đề nghị quy định rõ không gian đến đâu, vì không thể có không gian vô hạn.

Tại điểm c khoản 9, Điều 5 - Những điều cấm, trong đó có việc sử dụng chung cư với mục đích cho nhiều người ở, đại biểu Tám đề nghị Luật quy định rõ “nhiều người ở” là bao nhiêu và quy định rõ là ngoài việc người có nhà được ở, họ có quyền cho bạn bè, bà con lưu trú hoặc ở nhờ...

Tại khoản 3, Điều 6 là Nhà nước ban hành cơ chế ưu đãi về tài chính, đất đai, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi..., chính sách này mới chỉ ưu đãi đối với nhà ở xã hội và cải tạo nhà chung cư. Đại biểu Tám cho rằng cần ưu đãi cho nhà ở nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì ở nông thôn nhiều hộ còn nghèo, cận nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa không thể có nhà ở xã hội để ưu đãi.

Đồng thời, đại biểu Tám đặt câu hỏi về thời hạn sử dụng nhà có trùng với thời hạn sở hữu nhà chung cư không thì cần phải quy định rõ. Đại biểu cho rằng không quy định thời hạn đối với nhà ở chung cư. Đối với quy định về việc trưng mua, trưng dụng quy định tại Điều 9, đại biểu đề nghị rà soát Luật Trưng mua, trưng dụng để tránh trùng lắp.

Còn đại biểu Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cần quy định rạch ròi nhà công vụ với nhà ở thương mại.

Tài Lương

   

Các tin khác

  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • Thông cáo báo chí Phiên họp thứ Hai của Ủy ban dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang
  • Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật, nghị quyết
  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
  • Thông cáo báo chí Phiên họp thứ Hai của Ủy ban dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by