Có dịp tìm hiểu đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, hầu như chưa thấy lưu truyền bài cồng chiêng cổ có tên “đón khách”, song thực tế đây vẫn là nét đẹp được lan tỏa.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các dân tộc có những phong tục đón Tết cổ truyền rất độc đáo để cầu may mắn và bình an. Mỗi phong tục với nét đặc trưng văn hóa riêng góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.
Ngày 18/1, UBND thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông làng Chốt gắn với “Ngày hội bánh chưng xanh”. Tham dự Lễ khánh thành có đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Sa Thầy và đông đảo người dân làng Chốt.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau đó được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). Đây là niềm vui, tự hào không những của các DTTS Tây Nguyên mà còn là của nhân dân cả nước. Để cồng chiêng vang mãi, bay xa, thời gian qua, các ngành và địa phương trong tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển di sản văn hoá đặc sắc này.
Chiều 13/1, UBND xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi tổ chức phục dựng Lễ Cha Raang - “Ăn lúa mới” của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng (nhánh Triêng) gắn với Ngày hội Bánh chưng xanh tại thôn Nông Nội nhân dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023.
Chiều 6/1, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và Hội nghị Cán bộ, viên chức, người lao động năm 2022.
Tranh thủ ngày nghỉ trong thời điểm nông nhàn, bà Y Đăng ở làng Lút, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy lại đem khung cửi ra dệt thổ cẩm. Bà bảo rằng, cứ đôi ngày bận việc, không bày khung ra dệt, bà lại thấy nhớ. Dệt thổ cẩm với bà như là cách để trải lòng, để kết nối quá khứ với hiện tại, tương lai và cảm nhận niềm vui từ cuộc sống.
Chiều 3/1, thông tin từ Trung tâm văn hóa- thể thao- du lịch và truyền thông huyện Kon Plông cho biết, trong 10 ngày diễn ra Tuần lễ văn hóa Du lịch Măng Đen năm 2022 với chủ đề “Hoa Anh đào giữa đại ngàn Măng Đen” đã thu hút khoảng 50.000 lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tối 31/12, tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức chương trình nghệ thuật "Chào năm mới 2023". Tham dự chương trình có các đồng chí: Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Y Ngọc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan cùng đông đảo người dân trên địa bàn thành phố.
Trong những nhóm ngành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, ngành Du lịch để lại ấn tượng đặc biệt bởi sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nắm bắt cơ hội chuẩn xác và khai thác hiệu quả lợi thế vốn có.
Thiết thực lập thành tích “Mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023” và Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913-9/2/2023), sáng 28/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc Giải vô địch bóng đá nam 5 người dành cho các câu lạc bộ tỉnh Kon Tum năm 2022.
Trong Tuần lễ Văn hóa du lịch Măng Đen 2022, ngày 27/12, UBND huyện Kon Plông tổ chức Chương trình “Cánh lan rừng”, bảo tồn và phục hồi cấy mô các giống lan rừng.
Tối 25/12, tại đồi thông đường Hùng Vương, thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh, Nhà sưu tầm cổ vật Tây Nguyên Đặng Minh Tâm và Công ty Silk House Việt Nam tổ chức khai mạc Không gian văn hóa “Thiên đường Tây Nguyên”. Đây là hoạt động khởi đầu chuỗi các sự kiện Tuần lễ Văn hóa Du lịch Măng Đen năm 2022.
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913- 9/2/2023), UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Câu lạc bộ dù lượn Saigon Paragliding tổ chức Giải dù lượn tỉnh Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”.
Từ ngày 16-18/12/2022, tại Quận Liên Chiểu, UBND Thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Chương trình “Kết nối giao thương và ứng dụng giải pháp thương mại điện tử trong doanh nghiệp”. Dịp này, huyện Tu Mơ Rông tham gia một gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc hữu của địa phương và tổ chức “Đêm Tu Mơ Rông” nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng phát triển du lịch, dược liệu huyện Tu Mơ Rông.
Chiều 14/12, Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Kon Tum tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Kon Tum năm 2022. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Bảo tàng – Thư viện tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; ban giám hiệu các trường học cùng đông đảo phụ huynh, các em học sinh.
Tỉnh ta có hơn 53% dân số là đồng bào DTTS, nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 DTTS tại chỗ đã tạo nên giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc. Quá trình hội nhập và phát triển bên cạnh việc tạo ra những cơ hội, cũng đặt ra không ít thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS. Đứng trước những thách thức đó, chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ rất cần được quan tâm, chú trọng.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.