• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Khai thác sự khác biệt trong phát triển du lịch

07/04/2023 13:05

Trong bối cảnh người người, nhà nhà làm du lịch thì việc xây dựng các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách là đòi hỏi tất yếu để phát triển du lịch của từng địa phương. Bởi vậy, thay vì tạo ra những sản phẩm, mô hình na ná nhau, thì cần chú trọng khai thác những giá trị khác biệt của từng điểm du lịch, của từng địa phương để đưa du lịch phát triển bền vững.

Mới đây, một cô giáo đã bày tỏ sự thất vọng trên Facebook khi đến một điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Nguyên văn status: “Được ngày nghỉ, mình lội bộ hơn 50 km là muốn về với thiên nhiên hoang sơ để nghe chim ca, thác đổ, suối róc rách, gió rì rào. Nhưng thực tế thì như dầy đây. Đập vô mắt mình không phải dòng thác mà là cái ghế với hoa lá giả sặc sỡ. Mình không lên thác không phải vì sợ độ cao mà vì quá thất vọng. Mình với cô bạn đồng nghiệp ngồi tính cái công người ta khiêng ghế, leo dốc, cố định ghế, nghĩ tốn kém quá trời. Lại nghĩ, sao không để mọi thứ tự nhiên như nó vốn thế? Sao không dọn sạch rác khơi thông dòng suối để nước sạch đẹp hơn? Vân vân...mây mây... Kon Tum đẹp là vì thiên nhiên Kon Tum hoang sơ, người Kon Tum mộc mạc, chân chất. Người ta đến Kon Tum là vì cái hoang sơ, mộc mạc, vì cái bề sâu chứ đâu phải cái loè loẹt, sặc sỡ, giả dối như dầy”.

Du khách chụp ảnh lưu niệm cùng đội cồng chiêng, xoang. Ảnh: N.P

 

Đọc tâm tư của cô, rồi nhìn lại bức ảnh chiếc ghế được làm bằng sắt, sơn xanh, uốn cong khá cầu kỳ, lại treo những hoa lá giả sặc sỡ, quả thật, dẫu không phải là người am hiểu về mỹ thuật nhưng tôi cũng cảm nhận được cái “chỏi” nhau giữa màu sắc, khung cảnh. Một bên là đậm chất hoang sơ của thiên nhiên với màu xanh cây lá, màu trắng thác tung chảy; một bên là sự khiên cưỡng với hoa lá giả sặc sỡ, khiến cho khung cảnh trở nên gượng ép.

Kiểu làm chiếc ghế ngồi như thế này (từ các chất liệu khác, kiểu dáng khác) cũng có ở một vài điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, mục đích để cho du khách khi đến đây tranh thủ check in (vừa tạo sự hài lòng cho du khách, vừa thông qua chính các bức ảnh và nền tảng mạng xã hội để quay trở lại quảng bá cho chính điểm du lịch đó). Tuy nhiên, nếu cứ theo kiểu thấy họ làm mình cũng bắt chước làm cho có, không khéo sẽ dẫn đến sự rập khuôn, thiếu sáng tạo, thậm chí lạc lõng trong tổng thể chung như vừa nêu.

Và tất nhiên khi một sản phẩm du lịch thiếu sáng tạo, thậm chí rập khuôn, lạc điệu thì khó thu hút được du khách. Vì chỗ này cũng giống chỗ kia thì du khách thay vì đi nhiều nơi thì chỉ cần đi một nơi, thay vì quay trở lại thì kiểu chỉ đi một lần cho biết.

Cũng nói về việc sao chép, thiếu sáng tạo trong phát triển các mô hình thu hút khách, nhớ cách đây khoảng hai, ba năm, nắm bắt xu hướng của một số người (đặc biệt là chị em phụ nữ) thích đến các vườn hoa chụp ảnh, một số hộ gia đình đã đầu tư trồng hoa các loại, rồi cũng trang trí ghế ngồi, tiểu cảnh để đón khách đến tham quan, chụp ảnh và thu tiền. Chỉ được một thời gian đầu, hết chỗ nọ đến chỗ kia bắt chước nhau, cũng cứ mấy loại hoa, cũng trang trí thêm đôi ba tiểu cảnh, không có sự mới mẻ, riêng biệt nên dần dà thưa vắng.

Thực tế cho thấy, trong bộn bề mưu sinh và đặc biệt là sau thời gian dài dịch bệnh Covid -19, xu hướng du lịch có những thay đổi. Nhiều người thích tìm đến những địa điểm yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên và có sự khác biệt về văn hóa, về nếp sống so với nơi mà họ đang sinh sống.

Du khách thích thú khi được trải nghiệm tại vườn sâm Ngọc Linh. Ảnh: N.P

 

Trong xu hướng đó, sự hòa quyện giữa thiên nhiên và văn hóa là nguồn tài nguyên, là ưu thế, là sự độc đáo, sự riêng biệt của Kon Tum chúng ta tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách không những ở các vùng miền khác trong nước, khách quốc tế mà còn giữa các địa phương khác nhau trong tỉnh. Và nếu được khai thác tốt sẽ thúc đẩy du lịch phát triển, tạo nguồn thu, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Khai thác sự khác biệt để thu hút du khách, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có những điểm du lịch, những sản phẩm du lịch mới được du khách trong và ngoài tỉnh đón nhận. Trong số đó phải kể đến tour trải nghiệm vườn sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông. Sâm Ngọc Linh là sản phẩm quý hiếm của Kon Tum, của vùng núi rừng Ngọc Linh. Với giá trị kinh tế rất cao, rất tốt cho sức khỏe nên nhiều người rất muốn được đến tận nơi thăm vườn sâm, tận mắt xem quy trình chăm sóc sâm Ngọc Linh và có cơ hội trực tiếp mua sản phẩm. Nắm bắt được nhu cầu, sản phẩm du lịch trải nghiệm mới này được xây dựng và bước đầu thu hút được các đoàn khách từ các tỉnh, thành đến với Kon Tum, đến với Tu Mơ Rông.

Mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những vẻ đẹp đặc trưng, đây là nguồn tài nguyên to lớn để khai thác, phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tránh đi những phàn nàn không đáng có thì một yếu tố quan trọng khi xây dựng các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch chính là tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng sự hài hòa trong tổng thể chung, tránh sự sao chép, sự na ná. Có như vậy thì phát triển du lịch mới mang tính bền vững.

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Khai mạc giải Pickleball tỉnh năm 2025
  • Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
  • Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Bế mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động lần thứ XIV
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025
  • Chương trình “Tuổi trẻ Kon Tum – Hành trình tình nguyện theo dấu chân Bác”
  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by