Chiều 1/11, Đoàn Từ thiện Thiện Tâm An Lạc (trực thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh) tổ chức tặng lương thực, thực phẩm cho các điểm theo dõi sức khỏe tập trung tại phường Thắng Lợi và xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum).
Từ khi Covid-19 xuất hiện, giăng dây đã trở thành hình ảnh không xa lạ ở nơi có ca dương tính với SARS-CoV-2. Không chỉ mang tính thông báo về tình hình dịch bệnh, đây còn là giải pháp an toàn, là lời nhắc nhở mọi người hãy tự giác chấp hành nghiêm ngặt biện pháp cách ly cộng đồng và cùng nhau chung sức để không còn phải chứng kiến cảnh không hề mong muốn này.
Sáng 1/11, Sở Y tế có báo cáo (Báo cáo số 5574/BC-SYT) thông tin về kết quả giám sát xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các điểm, khu vực có nguy cơ cao. Theo đó, có 1.946 trường hợp thuộc các điểm, khu vực nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 để phục vụ công tác giám sát phòng, chống dịch Covid-19 đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Sáng 1/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà có văn bản hỏa tốc số 786/PGD&ĐT yêu cầu các đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn tạm dừng dạy học tập trung do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp.
Qua rồi thời kỳ gian khó, Đăk Glei đang đổi thay từng ngày về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Đó là điều tôi cảm nhận sau bao nhiêu năm gắn bó với mảnh đất Đăk Glei.
F0 cộng đồng - thông tin ngắn gọn mà lạnh lùng khiến bao người dân Kon Tum lo ngại. Vậy là Covid -19 không còn là những con số thống kê mà đã ở gần, rất gần, ai cũng đều có nguy cơ thành F. An toàn là số 1. Cẩn trọng, thích ứng nhưng không hoang mang, không chủ quan là điều mà mỗi người cần hướng đến.
Song song với công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống Covid - 19 huyện Đăk Hà huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, nhằm tuyên truyền, định hướng tư tưởng xã hội, giúp người dân nhanh chóng chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Với mục tiêu chuẩn bị cơ sở hạ tầng oxy y tế điều trị người bệnh Covid-19 theo phương châm “4 tại chỗ”, Kế hoạch số 3903/KH-TCT ngày 29/10 của Tổ Công tác điều phối oxy y tế phục vụ điều trị người bệnh Covid-19 tỉnh xác định 100% trung tâm y tế huyện có hệ thống oxy lỏng vào cuối tháng 3/2022.
Hiện nay, tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) ở các trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum chưa đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Để thực hiện đạt mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT trong năm học 2021-2022 là một thách thức không nhỏ, cần có sự cộng đồng trách nhiệm của ngành Bảo hiểm, các cấp chính quyền, cơ sở giáo dục và đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Năm 2012, tôi đã rất hào hứng chia sẻ niềm vui thị trấn Plei Kần được định hướng phát triển lên đô thị loại IV, thành lập thị xã Ngọc Hồi vào cuối năm 2015. Nhưng đến nay, với tôi, Plei Kần vẫn có một lời hẹn dang dở.
Trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng Công an huyện Kon Rẫy đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) triển khai hiệu quả nhiều biện pháp phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Nàng Len (22 tuổi) ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi) - nữ dân tộc Brâu trúng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 -2026. Nàng Len hiện đang làm Phó Bí thư Đoàn xã Pờ Y. Để có được như ngày hôm nay, nữ đại biểu người Brâu đã luôn nỗ lực không ngừng.
Theo văn bản số 4562/UBND-VX ngày 29/10 của UBND thành phố Kon Tum, từ ngày 29/10, tại Chốt kiểm soát dịch Sao Mai (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) sẽ tạm thời áp dụng biện pháp mới trong phòng, chống dịch Covid-19.
Hơn 2 năm trở lại đây, nghề “cò đất” trên địa bàn thành phố Kon Tum và một số huyện trên địa bàn tỉnh ngày càng nở rộ. Các “cò đất” đưa ra nhiều “tin đồn thất thiệt” về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội trên địa bàn nhằm mục đích đẩy giá đất lên cao hòng trục lợi.
Đó là một cuộc chạy đua, hay đúng hơn là một cuộc chiến thật sự quyết liệt- Hiền Vy, thành viên đội truy vết của Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum chia sẻ, giọng khàn khàn. Đêm qua, suốt nhiều tiếng liền cô đã không được ngơi tay, cổ họng khô đặc.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.