Hiện nay, tình trạng người dân ở một số khu dân cư tại xã Đăk Pék (huyện Đăk Glei) sử dụng các vật dụng tự có như trụ tre, trụ sắt, cây gỗ… để kéo điện phục vụ sinh hoạt từ hệ thống đường điện về nhà, không chỉ gây nguy hiểm cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng mỹ quan nông thôn và tổn thất điện năng.
Ngày 23/12, Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022) nhằm thảo luận, cho ý kiến báo cáo kết quả thực hiện công tác Hội năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.
Ngày 23/12, Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh tổng kết hoạt động năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Để đảm bảo sức khỏe, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, 5 năm qua (giai đoạn 2015-2020), ngành Hậu cần lực lượng vũ trang tỉnh đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh.
Nhiều hơn nỗi mong đợi, tôi nhận thấy sự háo hức lấp lánh tươi sáng của rất nhiều người dân vùng Vinh Quang, Đoàn Kết khi nói về dự án đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum. Dường như giữa những bộn bề vui buồn của cuộc sống, họ cảm nhận một tương lai khác đang đến rất gần với cuộc đời mình, với quê mình bởi một con đường.
Thực hiện chủ trương phát triển mạng lưới giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, xây dựng đô thị văn minh, thời gian qua, nhiều gia đình ở thôn 1, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) đã tình nguyện hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động để làm đường giao thông, góp phần tạo cảnh quan văn minh, sạch đẹp.
Không chỉ là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh còn tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến giao thông, góp phần gìn giữ ổn định trật tự xã hội.
Nhiều năm qua, cô Y Đông - giáo viên môn ngoại ngữ Trường THCS thị trấn Đăk Glei luôn là giáo viên dạy giỏi và là bí thư đoàn trường gương mẫu, tiên phong trong các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động.
Xã Ia Xiêr (huyện Sa Thầy) được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nhận giúp đỡ theo tinh thần Nghị quyết 04/TU của Tỉnh ủy về “Tiếp tục xây dựng các xã đặc biệt khó khăn trong tình hình mới”. Với những việc làm thiết thực, nghĩa tình, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần đem lại những đổi thay trong đời sống người dân nơi đây.
Cuối tuần, nghe các bạn đoàn viên thanh niên Công ty Điện lực Kon Tum “rủ rê” tham gia chương trình “Thắp sáng đường quê” thế là tôi háo hức khoác ba lô lên đường theo chân các thợ điện trẻ thực hiện nhiệm vụ lắp đặt điện chiếu sáng công lộ cho thôn Tê Rông (xã Văn Lem, huyện Đăk Tô).
“Từ khi mô hình Tổ thanh niên tự quản an ninh trật tự làng Điệp Lôk đi vào hoạt động, xóm làng bình yên hẳn. Tình trạng trộm cắp, đua xe, những vụ việc lộn xộn gây mất an ninh trật tự trên địa bàn giảm mạnh. Có tổ tự quản đi tuần, thôn làng được bình yên, bà con an tâm nghỉ ngơi”- Trưởng thôn Điệp Lôk (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) A Luyếch khẳng định.
Siêng năng và nhiệt tình với các hoạt động của thôn, từ khi còn trẻ, A Thưp đã được tín nhiệm giữ nhiều chức vụ từ các đoàn thể đến chi bộ thôn. Với những đóng góp trong việc công và năng lực công tác thực tế của A Thưp thể hiện trong thời gian dài tại địa phương, năm 2011 bà con trong thôn Plei Jơ Drơp, xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum tín nhiệm bầu anh làm trưởng thôn.
Hòa với niềm vui những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và người dân Sa Loong trong năm 2020, đất trời dường như cũng đang rạo rực niềm vui chuyển mình, những cơn gió bấc se se lạnh của những ngày cuối Đông tràn về, trên những đồi rừng, các cây hoa dại bắt đầu đua nở, mang sắc xuân đến với mọi nhà, mọi người và hứa hẹn năm mới, sức sống mới đến với người dân nơi đây.
Những năm gần đây, bệnh bạch hầu đang có nguy cơ quay trở lại, bùng phát thành dịch ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh ta. Đặc biệt, năm 2020, dịch bệnh có những diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao. Để ngăn ngừa, hạn chế số ca mắc và không để bùng phát thành dịch lớn, ngành Y tế đang đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho tất cả người dân.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với triển khai chuyên đề năm 2020, Huyện ủy Đăk Hà đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị tổ chức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng học tập và làm theo Bác về tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Qua đó, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh và phát huy sức mạnh tổng hợp trong lao động, sản xuất.
Xác định công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, trong thời gian qua, Công an huyện Đăk Hà đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, qua đó thu hồi được số lượng lớn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn huyện.
Hưởng ứng Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, trong 5 năm qua (2016-2020), anh Tô Ngọc Định (sinh năm 1984, hội viên Chi hội Nông dân thôn Ngọc Tiền, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) đã trở thành tấm gương điển hình, có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Huyện Đăk Glei có 134.033,31 ha rừng và đất lâm nghiệp. Để góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng, đến nay, các cấp chính quyền và các chủ rừng giao 105.964,17 ha rừng cho các tổ chức, 5.826,4 ha rừng cho cộng đồng thôn và hộ gia đình, 20.378,61 ha cho UBND các xã, thị trấn quản lý bảo vệ rừng (QLBVR). Trong năm 2020, công tác QLBVR được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm và triển khai các biện pháp bảo vệ, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Trăn trở trước những số phận, mảnh đời bất hạnh, 4 năm qua, ngoài làm tốt công việc chuyên môn, nữ đại úy chuyên nghiệp Y Việt Trang - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đăk Hà còn sắp xếp thời gian, tích cực kết nối thiện nguyện để chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.