Sáng 14/12, Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum (Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Khoa Huyết học- Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2020.
Năm 2020, trước tình hình ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các thị trường xuất khẩu lao động trên thế giới tạm ngưng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Do đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, song với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị đã nỗ lực phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp để giao dịch, tìm kiếm, tạo việc làm mới cho người lao động trên địa bàn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Giữa tháng 12, trời biêng biếc xanh, gió se sắt lạnh, chúng tôi rảo bước về thăm Ngục Kon Tum – nơi một thời được ví là “địa ngục trần gian”. Dưới tượng đài bất khuất, ai nấy bồi hồi nghe lại những câu chuyện “lấy cái chết chống lại cái chết” năm xưa.
Xác định mục tiêu đưa xã Kroong hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong tháng 10/2021 và hoàn thành các thủ tục đề nghị tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2021, thành phố Kon Tum sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho địa phương trong thời gian tới.
Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông cùng các đơn vị liên quan đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân hiểu, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển cây dược liệu.
Xác định tầm quan trọng của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS, HĐND huyện Đăk Hà ban hành Nghị quyết về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ bảo tồn văn hóa cồng chiêng, giữ gìn, bảo vệ từng bộ chiêng quý, tổ chức truyền dạy đánh chiêng, kỹ năng chỉnh chiêng, thẩm âm, diễn tấu cồng chiêng cho thế hệ trẻ; thường xuyên tổ chức, phục dựng, trình diễn các nghi lễ, lễ hội của DTTS gắn với cồng chiêng tại cộng đồng để góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Chiều 10/12, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Kon Tum phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, Bảo hiểm Y tế (BHYT) cho hơn 100 cán bộ Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên các cấp trên địa bàn thành phố Kon Tum và các ban, cơ quan trực thuộc Tỉnh đoàn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ia H’Drai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đưa ra 7 chương trình hành động nhằm tạo bứt phá về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, trong đó ưu tiên nguồn lực xây dựng huyện nhà đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Mặc dù không thuộc diện trường bán trú, nhưng những năm qua để giúp cho các em học sinh DTTS xa nhà có điều kiện tiếp tục học tập và duy trì sĩ số của lớp học theo chương trình học ngày 2 buổi, hàng ngày, giáo viên và phụ huynh ở Trường Tiểu học thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) cùng nhau góp tiền để mua thực phẩm nấu ăn trưa cho học sinh.
“Năm 2020 là một năm sôi nổi của thanh niên Kon Tum trong các hoạt động khám, chữa bệnh tình nguyện vì cộng đồng. Không ngại nhọc nhằn, đường xa, các thanh niên tình nguyện luôn sẵn sàng hướng về những địa bàn vùng sâu, vùng xa, để mang lại sức khỏe và nụ cười cho bà con” - anh A Xây, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh nhận xét.
Khuôn viên trường rộng gần 3.000m2 với rất nhiều trò chơi; các vật dụng được sơn vẽ đẹp mắt, sắp xếp gọn gàng; sân trường hầu hết được bê tông hóa; vườn rau với nhiều loại rau củ… Đó là diện mạo của Trường Mầm non Rờ Kơi – một trường học ở vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Đặc biệt hơn, những gì có được là nhờ sự chung sức đồng lòng của nhà trường và phụ huynh.
“Tôi nhận thấy Hợp tác xã (HTX) cộng đồng phụ nữ Đăk Viên (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) có tiềm năng, không chỉ về tinh thần tham gia của các thành viên, mà còn bởi sản phẩm sâm dây ở đây luôn có những lợi thế nhất định khi tiếp cận thị trường. Nếu có sự đầu tư hợp lý, tương lai sản phẩm này có thể đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao và phát triển lên hạng 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, cố vấn cao cấp Chương trình OCOP quốc gia đánh giá.
Sau hơn 30 năm tận tụy với nghề giáo viên chăm lo đưa con chữ về cho con em trên mảnh đất quê hương của mình, bà Y Gar (61 tuổi, dân tộc Ba Na - nhánh Jơ lâng), trú tại thôn 12 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) đã nghỉ hưu theo chế độ, nhưng được nhân dân tin tưởng tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng ban công tác Mặt trận thôn.
Được đầu tư với số tiền hàng chục tỷ đồng, nhưng 10 năm trôi qua, dự án tái định cư, di dời các hộ dân thôn Đăk Đoát, xã Đăk Pék (huyện Đăk Glei) từ nơi có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn vẫn chưa phát huy hiệu quả, công trình bị xuống cấp, trong khi người dân không đến ở.
Xác định đại hội đại biểu phụ nữ các cấp và Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 là một trong những sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của các tầng lớp phụ nữ, ngay từ khi được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh, Hội LHPN thành phố Kon Tum tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức đại hội thành công tốt đẹp.
Tối 6/12, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (6/12/1990-6/12/2020).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của HĐND tỉnh về việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến HĐND tỉnh trước và sau Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XI, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri theo quy định. Theo báo cáo của UBND tỉnh, hầu hết các ý kiến, kiến nghị đều được xem xét trả lời, giải quyết một cách thoả đáng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.
Sau 30 năm thành lập, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) đã có đổi thay rõ rệt, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị phát triển ở vùng biên.
“Từ trước đến nay, tôi luôn tâm niệm, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây cũng chính là điều tôi luôn cố gắng thực hiện trong nhiều năm qua, trong vai trò là một người cán bộ Mặt trận”- chị Y Lợi, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Văn Lem, huyện Đăk Tô tâm sự.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.