Chiều 27/11, tại xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, Công ty Thủy điện Ialy phối hợp với Công an tỉnh Kon Tum tổ chức chương trình “Tuyên truyền bảo vệ lòng hồ và vùng bán ngập công trình thủy điện Ialy”.
Hiện nay, dân số ở nhiều địa phương tăng mạnh, các hoạt động diễn ra nhiều nên đã phát sinh thêm nhiều loại rác thải sinh hoạt, chất thải rắn ở khu vực nông thôn. Vì thế, để đảm bảo vệ sinh môi trường, các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân quét dọn vệ sinh vào thứ 7 hoặc Chủ nhật, bảo đảm môi trường sống ở khu dân cư trong lành, xanh-sạch-đẹp.
Trong thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Sa Thầy đã có nhiều hoạt động thiết thực, kịp thời, đồng hành cùng phụ nữ vùng biên, giúp chị em có thêm động lực phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Hơn một tháng nay, kể từ sau bão số 9, cầu treo bị nước lũ cuốn trôi, người dân các thôn trên địa bàn xã Đăk Nông, Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi) đi lại rất khó khăn. Để thuận tiện đi lại và vận chuyển nông sản, người dân đã góp tiền lắp dây cáp và mua ròng rọc liều mình đu dây qua sông Pô Cô.
Với tôi, Kon Rẫy rất quen thuộc, rất gần gũi, ngay cả khi chỉ ngồi nhớ đến. Vậy mà lắm lúc, như hun hút, như thăm thẳm, như lan man đâu đó, dù tôi đang lang thang trên dải đất đầy nắng gió này. Và càng đi, tôi càng phát hiện ra, ẩn sau sự mộc mạc quen thuộc ấy, Kon Rẫy là một “mỏ vàng” về du lịch.
Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng của dân tộc Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông, mới đây, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch mở 2 lớp dạy cồng chiêng, xoang ở thôn Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông), thôn Pu Tá (xã Măng Ri) và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ bà con.
Ngày 9/12/2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 79 thông qua “Đề án tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ (DQTV) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020” làm cơ sở để xây dựng lực lượng DQTV ngày càng vững mạnh. Qua thực hiện đề án, lực lượng DQTV có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện.
Hiện nay, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ đang ngày càng gia tăng. Bạo lực về thể chất, nhất là bạo lực tình dục đối với phụ nữ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng xấu đến sự bền vững của gia đình và xã hội.
Sáng 24/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) tổ chức Lễ trao tặng máy vi tính, thiết bị học tập cho Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp I và II Măng Bút II.
Gần 1 tháng nay, lực lượng chức năng xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) với nòng cốt là công an xã phối hợp cùng lực lượng dân quân xã, tổ tự quản về an ninh trật tự của các thôn và của Công ty Cà phê Đăk Uy thường xuyên tổ chức tuần tra trên rẫy cà phê, những tuyến đường trọng yếu nhằm đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa nạn trộm cắp trong mùa thu hoạch cà phê.
Cơn bão số 9 vừa qua đã cuốn trôi cây cầu treo duy nhất nối nơi cư ngụ, sản xuất của hơn 220 hộ dân (thôn 11 và 14) xã Đăk Ruồng với trung tâm huyện Kon Rẫy khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Hơn bao giờ hết, người dân đang mong mỏi các cấp, các ngành sớm đầu tư làm lại cầu mới.
Vượt đỉnh Măng Rơi trong làn mây mù giăng phủ kín đỉnh núi, tôi đến thăm Trường Tiểu học Đăk Hà (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) khi Ngày Nhà giáo Việt Nam đã cận kề. Gặp chúng tôi, câu chuyện đầu tiên mà các thầy cô giáo nơi đây tự hào kể là cô hiệu trưởng Hồ Thị Thùy Vân vừa được dự Lễ Tôn vinh nhà giáo tiêu biểu năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
Sáng 23/11, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2016-2020”.
Huyện Kon Plông có 9 xã, thị trấn với 76 thôn, 117 làng với dân số trên 27.000 người. Trong đó, 98% dân số là đồng bào DTTS chủ yếu là dân tộc Hre và dân tộc Xơ Đăng. Vì vậy, huyện Kon Plông rất quan tâm công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc, trong đó có văn hóa cồng chiêng.
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an huyện Ia H’Drai triển khai việc đưa lực lượng công an chính quy về xã, góp phần bảo đảm tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Trong năm 2020, Thanh tra tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công tác về phòng, chống tham nhũng (PCTN), trong đó tập trung các nhiệm vụ như: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện công khai các hoạt động quản lý, quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức.
Thấm thoát đã hơn 5 năm, thầy giáo A Lão (sinh năm 1985, người dân tộc Gia Rai) xung phong đến công tác tại Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp. Ngôi trường nằm trên Quốc lộ 14C, cách trung tâm xã Mô Rai (huyện Sa Thầy) hơn 6km.
Chiều 21/11, Huyện đoàn và Hội LHTN Việt Nam huyện Đăk Tô tổ chức Hành trình nhân ái vì sức khỏe cộng đồng năm 2020 tại thôn Đăk Ri Peng 2, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô.
Trong 2 ngày (20-21/11), tại thành phố Kon Tum, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức “Lớp tập huấn kiến thức đầu tư nước ngoài cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2020”.
Không đơn giản là chuyện thông thương, khai thông ách tắc ở một đô thị trẻ luôn đòi hỏi sự phát triển, những tuyến đường và cầu đang được xây dựng còn giữ vai trò kiến tạo và hình thành các vùng đô thị ở ngoại ô rộng lớn, khai thác quỹ đất, mở thêm “cửa” để thành phố Kon Tum vươn xa trong tương lai gần.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.