• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ nhất của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục   

Xã hội

Trường học khang trang nhờ xã hội hóa

10/12/2020 06:02

Khuôn viên trường rộng gần 3.000m2 với rất nhiều trò chơi; các vật dụng được sơn vẽ đẹp mắt, sắp xếp gọn gàng; sân trường hầu hết được bê tông hóa; vườn rau với nhiều loại rau củ… Đó là diện mạo của Trường Mầm non Rờ Kơi – một trường học ở vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Đặc biệt hơn, những gì có được là nhờ sự chung sức đồng lòng của nhà trường và phụ huynh.

Đến thăm Trường Mầm non xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) trong những ngày cuối năm này, tôi thật sự bị hấp dẫn bởi những dãy phòng học rợp bóng mát cây xanh; những khu vui chơi với cầu khỉ, cầu trượt, xích đu, nhảy sạp, ném bóng vào rổ, các mô hình phát triển ngôn ngữ được tạc tượng từ các gốc cây… được sơn vẽ đẹp mắt. Ngoài ra, trong khuôn viên còn có sân cát, vườn rau với nhiều loại rau củ để các bé học nhận biết; 200m2 cỏ nhân tạo và sân khấu để biểu diễn văn nghệ, tổ chức ngày hội.

Cô Hiệu trưởng Đinh Thị Kim Tùng phấn khởi khoe với tôi: Trường Mầm non Rờ Kơi có 5 điểm trường với 15 lớp, 391 trẻ. Trước đây trường không có sân bê tông, mỗi lần trời mưa là lấm lem bùn đất, đi lại khó khăn. Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, đến nay diện mạo trường cơ bản đã ổn, đáp ứng yêu cầu nuôi dạy trẻ.

Sân chơi gồm nhiều trò chơi dân gian và hiện đại đã đem lại niềm vui cho các em. Ảnh: V.T

 

Cô Tùng chia sẻ, học sinh ở đây đa số là con em đồng bào DTTS, điều kiện kinh tế của bố mẹ còn nhiều khó khăn nên ít có cơ hội được đến các khu vui chơi. Chính vì thế, việc tạo dựng khu vui chơi cho các em là rất cần thiết, vừa đem lại niềm vui cho các em vừa tạo hứng thú đến trường học. Để các em được học tập trong môi trường đầy đủ như bao em học sinh khác, trường đã vận động, kêu gọi phụ huynh học sinh cùng chung tay góp sức. Mới đầu, do phụ huynh ở đây đa số làm nông, đời sống khó khăn nên nhà trường nhận định sẽ rất khó trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, khi vận động, phụ huynh hưởng ứng rất nhiệt tình. Nhận được sự đồng thuận, nhà trường tổ chức họp phụ huynh bàn bạc, thống nhất cách làm. Theo đó, nhà trường không thu tiền, phụ huynh hỗ trợ bằng ngày công và các vật liệu có sẵn ở địa phương. Những nguyên liệu còn lại như sơn, xi măng, cỏ nhân tạo… trường sẽ trích nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường để mua.

Ngay sau buổi họp, phụ huynh bắt đầu tập kết vật liệu trước cổng trường. Bà con chia thành từng đội và phân công rõ ràng công việc. Đội chở đá, đội chở cát, đội chặt tre, đội phụ nữ thì xin các lốp xe máy, ô tô cũ… Khi vật liệu đã đủ, đến kỳ nghỉ hè (tháng 7/2020), các giáo viên cùng phụ huynh bắt tay thực hiện kế hoạch “thay áo mới” cho ngôi trường.

Các cô giáo và phụ huynh trổ tài sơn vẽ. Ảnh: VT

 

Cọ sạch từng viên đá, chai nhựa; chọn từng cây tre già, lốp xe cũ… các cô giáo và phụ huynh phơi khô và trổ tài sơn vẽ. Đá cuội đầy sắc màu xếp thành đường đi; bìa carton, chai nhựa biến thành những chú gấu, chú thỏ… ngộ nghĩnh; các đồ chơi tự tạo, cầu trượt, bập bênh, xích đu… hình thành từ các vật liệu có sẵn ở địa phương, từ những lốp xe cũ… Tất cả đã tạo nên một sân chơi phong phú đậm sắc màu.

Tham gia cải tạo khuôn viên nhà trường không chỉ có các “đấng mày râu”, chỉ tay vào khoảng sân bê tông và phần sân khấu, cô hiệu trưởng cho biết: Để làm sân bê tông, chị em phụ nữ đã góp rất nhiều công. Từ san lấp mặt bằng, đến trộn bê tông, rồi ngay cả sơn tường cũng làm được luôn.

Dẫn tôi đi “khoe” cổng trường được sơn vẽ kỳ công, nhiều màu sắc, cô Tùng tự hào nói: “Đây là sản phẩm của chị em đấy. Không chỉ riêng cổng trường, tất cả các đồ chơi, hình ảnh nhân vật hoạt hình… đều do chị em phụ nữ vẽ nên”.

Vườn rau của trường phong phú với nhiều loại rau. Ảnh: VT

 

Cô Tùng cho biết, nhà trường chỉ phải mua một số đồ chơi không thể làm như bóng, truyện tranh, các loại quả nhựa… còn lại là đồ chơi tự tạo. Những món đồ chơi này có được từ Cuộc thi “Làm đồ chơi tự tạo” do nhà trường tổ chức. “Cuộc thi thu hút sự  quan tâm tham gia của nhiều phụ huynh. Người biết đan lát trổ tài làm các vật dụng từ tre nứa như rổ, rá, gùi, giỏ đựng; người khéo tay tạo ra những nhân vật hoạt hình từ bìa carton, chai nhựa… Không chỉ tạo nên những đồ chơi, dụng cụ học tập cho học sinh, cuộc thi còn tạo được sự gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường, từ đó, phụ huynh cũng quan tâm hơn đến việc học của con em” – cô Tùng chia sẻ.

Không chỉ riêng điểm trường chính, các điểm trường khác của nhà trường cũng được các cô giáo cùng phụ huynh học sinh chung tay xây dựng các khu vui chơi; tuy quy mô không lớn nhưng cơ bản vẫn đáp ứng đủ cho các em vui chơi.

Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, từ một ngôi trường thiếu thốn về vật chất giờ đây Trường Mầm non Rờ Kơi đã khoác một “bộ áo mới”, đủ điều kiện để phục vụ tốt cho việc dạy và học của nhà trường.

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Có thể xem xét, bố trí nhân sự là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh làm bí thư cấp ủy cấp xã
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • 6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ nhất của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by