“Huyện Đăk Glei từ ngày đầu thành lập (1/11/1975) đã đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách: Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đời sống của người dân còn nghèo nàn, kinh tế xuất phát điểm thấp… Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố thôi thúc Đảng bộ và nhân dân huyện Đăk Glei quyết tâm vươn lên, xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển”- Bí thư Huyện ủy Đăk Glei Hoàng Trung Thông cho biết.
Trong 3 ngày (31/10 - 2/11), Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “Kỹ năng thực hiện phát thanh tương tác” cho 38 phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và du lịch các huyện, thành phố.
Ngày 30/10, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Cơn bão số 9, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông chịu thiệt hại nặng nề. Trong và ngay sau cơn bão đi qua, huyện đã tập trung nhân lực, vật lực để khắc phục với mục tiêu sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Theo thông tin từ Công ty Điện lực Kon Tum, tính đến 8h sáng 30/10, toàn tỉnh còn 9 xã mất điện toàn bộ và 11 thôn, làng vẫn đang bị mất điện với trên 5.000 hộ dân chưa được cấp điện trở lại.
Ngay khi bão số 9 đi qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện Sa Thầy nhanh chóng tiếp cận, triển khai các biện pháp khắc phục thiệt hại về hạ tầng kỹ thuật xã hội do bão lụt gây ra nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế- xã hội trở lại bình thường và kịp thời hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống.
Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đến nay, huyện Đăk Hà đã triển khai nhiều công việc có hiệu quả, đem lại niềm tin cho nhân dân.
Chiều 29/10, Công an tỉnh điều 1 chiếc ca nô cùng các chiến sỹ giúp người dân xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy)- nơi có cầu sắt bị nước cuốn trôi - lưu thông qua lại đảm bảo an toàn.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tính đến hết ngày 29/10, bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề về hạ tầng, đường giao thông, nhiều công trình và tài sản, hoa màu bị cuốn trôi, ước tổng thiệt hại hơn 305 tỷ đồng.
Cơn bão số 9 đổ bộ vào đã gây thiệt hại nặng nề về công trình hạ tầng, nhà cửa, hoa màu của người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Nhưng nhờ sự chủ động ứng phó và sự hỗ trợ kịp thời của các lực lượng nên tỉnh ta đã đảm bảo an toàn về người.
Theo thông tin từ UBND huyện Đăk Hà, trong 24 giờ qua trên địa bàn huyện Đăk Hà lượng mưa giảm, mực nước trên các sông, suối xuống dần. Tuy nhiên, nguy cơ sạt lở đất vẫn còn tiềm ẩn.
Đến khoảng 17 giờ ngày 29/10, chiếc cầu tạm qua khu vực xã Đăk Nhoong đã hoàn thành với chiều rộng 1,6 mét, chiều dài gần 8 mét, giúp người dân thuận tiện lưu thông qua lại bằng xe máy và các em học sinh đến trường.
Chiều 29/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận 72,72 triệu đồng do các ngân hàng đứng chân trên địa bàn tỉnh ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của UBND thành phố Kon Tum, tính đến trưa 29/10, bão số 9 đã làm 3 ngôi nhà trên địa bàn xã Kroong bị tốc mái, hư hỏng; 29 ngôi nhà bị ngập nước; 179,70ha lúa và 12,8 ha mía bị ngã đổ; khoảng 601,1ha hoa màu bị ngập nước (nhiều nhất là xã Đăk Rơ Wa với 260ha, tiếp đến là phường Thắng Lợi với 200ha; phường Quang Trung với 80ha, phường Thống Nhất với 60ha…); 1 ao cá (thuộc xã Vinh Quang) có diện tích khoảng 500m2 bị ngập, gây thiệt hại khoảng 300kg cá các loại.
Ngày 29/10, ông Nguyễn Quang Vinh- Giám đốc Điện lực huyện Tu Mơ Rông cho biết, đến trưa hôm nay, đơn vị đã khắc phục xong và cấp điện trở lại cho các xã mất điện trên địa bàn.
Sáng 29/10, UBND huyện Kon Rẫy tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng của huyện phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả của cơn bão số 9; nhất là ở những khu vực bị thiệt hại nặng do bão lũ làm chia cắt giao thông, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là tại thôn 11 (xã Đăk Ruồng) và thôn 2 (xã Đăk Pne)- nơi có các cây cầu bắc qua sông bị nước lũ cuốn trôi.
Sáng 29/10, ông Nguyễn Văn Thủy- Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết, nước lũ đã rút, nhưng vẫn chưa thể vào được 3 thôn của xã Đăk Pne bị cô lập do cầu bị lũ cuốn trôi vào trưa 28/10.
Công ty Điện lực Kon Tum cho biết, tính đến sáng 29/10, toàn tỉnh còn 19 xã vẫn đang bị mất điện hoàn toàn hoặc mất điện một phần với tổng số hơn 14.000 khách hàng bị ảnh hưởng.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.