Ngày 28/10, Thượng tá Trịnh Khắc Cường - Phó giám đốc Công an tỉnh đã đến biểu dương và thưởng nóng Phòng Cảnh sát giao thông và Phòng An ninh điều tra vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Sáng 29/10, ông Nguyễn Thanh Mân- Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Kon Tum thông tin, đường vào làng Kon Drei (xã Đăk Blà) đã thông; cán bộ xã và thành phố đã vào được làng.
Vào lúc 21 giờ, tối 28/10, ông A Trung trú tại thôn Kon Hra Chót, phường Thống Nhất đã được lực lượng cứu hộ của Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Kon Tum giải cứu và đưa vào bờ an toàn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, huyện Đăk Glei luôn là địa phương tiêu biểu của tỉnh có phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe sôi nổi, rộng khắp. Trong thành tích chung ấy, có đóng góp không nhỏ của tuổi trẻ Đăk Glei.
Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Glei, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, tính đến 21 giờ ngày 28/10, trên địa bàn huyện Đăk Glei chưa bị thiệt hại về người, nhưng thiệt hại về cơ sở hạ tầng ước tính khoảng 35,5 tỷ đồng.
Trong 2 ngày nay (27-28/10), do ảnh hưởng của bão số 9, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có mưa lớn kéo dài và gió mạnh đã khiến hệ thống điện bị hư hỏng, làm cho 4 xã bị mất điện.
Qua báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn huyện Đăk Tô, tính đến chiều tối ngày 28/10, mưa bão đã gây thiệt hại một số công trình hạ tầng và hoa màu của người dân trên địa bàn.
Ông Giả Tấn Đạt- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cho biết, từ đêm 27/10 đến 14h00 ngày 28/10, do ảnh hưởng của bão số 9, trên địa bàn huyện xuất hiện mưa kéo dài kèm theo gió lớn, gây ảnh hưởng đến nhà ở của nhiều hộ dân và diện tích cây trồng trên địa bàn.
Do ảnh hưởng của bão số 9, trên địa bàn huyện Kon Plông từ đêm 27/10 đến chiều ngày 28/10 có mưa to kéo dài, gió giật mạnh. Mực nước trên các sông, suối lên nhanh, gây sạt lở nhiều tuyến giao thông, ngập lụt nhiều diện tích hoa màu của người dân.
Nguồn tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Kon Tum cho hay, chiều nay (28/10), mực nước lũ trên các sông ở Kon Tum tiếp tục lên nhanh. Mực nước đo được lúc 16h trên sông Đăk Bla tại trạm Kon Plông (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) là 596,80 mét, cao hơn mức báo động cấp 3 là 2,30 mét; tại trạm Kon Tum (cầu treo Kon Klor, thành phố Kon Tum) là 521,08 mét, cao hơn mức báo động cấp 3 là 0,58 mét.
Vào lúc 14h30 ngày 28/10, cầu treo dân sinh nối liền giữa làng Kon Bdeh và làng Kon Tuh của thôn 11, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) bị nước lũ cuốn trôi.
Chiều 28/10, ông Nguyễn Ngọc Trang – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết, tính đến 15h, trên địa bàn huyện Đăk Hà có 6 nhà ở bị tốc mái (3 nhà tại xã Đăk Mar và 2 nhà tại xã Ngọc Réo bị ngập, phải di dời; 1 hộ ở xã Đăk Hring bị sập 30 m tường rào, nước tràn vào nhà); 3 phòng học tại Trường THCS A Ninh, xã Đăk Mar bị tốc mái.
Trước tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, qua khảo sát có 6 hộ dân trên địa bàn xã Đăk Rơ Nga (huyện Đăk Tô) có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở nên chính quyền xã đã huy động lực lượng chức năng tổ chức di dời 6 hộ dân đến nơi an toàn.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan, qua email và gọi điện thoại, tính đến thời điểm 15 giờ ngày 28/10/2020 thiệt hại do bão số 9 và mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
Sáng 28/10, một người dân đi đánh cá trên lòng hồ thủy điện Plei Krông gặp mưa to, gió lớn nên mắc kẹt trên nhà bè nuôi cá. Rất may sau đó đã được cứu hộ kịp thời.
Theo bản tin dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn Kon Tum phát lúc 9h30 sáng nay (28/10), do ảnh hưởng của bão số 9 nên khu vực phía Đông, Đông Bắc tỉnh đã có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa từ 20h ngày 27/10 đến 09h ngày 28/10/2020 đạt từ 80 - 150mm, khu vực phía Tây, Tây Nam tỉnh mưa nhỏ hơn, lượng mưa đạt từ 20 -60mm.
Do ảnh hưởng của bão số 9, trên địa bàn tỉnh ta nói chung và huyện Kon Plông nói riêng có mưa lớn kéo dài nên trên một số tuyến đường xuất hiện sạt lở.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.