Trong những năm qua, huyện Kon Rẫy triển khai hiệu quả phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là phong trào Vì người nghèo), thu hút sự tham gia của mọi cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân.
Ở tuổi 70, cựu chiến binh (CCB) Đinh Văn Rinh ở thôn Vi Choong, xã Hiếu, huyện Kon Plông vẫn miệt mài chăm sóc vườn chè. Với ông, niềm vui lớn nhất không chỉ là cây trồng luôn tươi tốt, mà còn là khi bà con trong thôn thay đổi nếp nghĩ, tìm hướng đi mới để thoát nghèo.
Sát cánh với hội viên phụ nữ, những chi hội trưởng chi hội phụ nữ trên địa bàn huyện Sa Thầy trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới.
Từ ngày 21/4 các thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025. Năm nay, cả thí sinh lớp 12 và thí sinh tự do thực hiện đăng ký theo hình thức trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chị Y Duyêng là đảng viên người DTTS duy nhất tại thôn Plei RLơng, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum. Sau thời gian làm cán bộ mặt trận thôn, gần 5 tháng qua, chị Duyêng được tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Vinh dự gắn liền với trách nhiệm, chị luôn cố gắng học hỏi, lắng nghe, đồng hành với bà con xây dựng thôn ngày càng phát triển.
Ngày 11/4, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt các tổ chức thành viên trực thuộc Hội LHTN Việt Nam tỉnh năm 2025 gắn với tổng kết chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024 và “Xuân tình nguyện” năm 2025.
Sáng 11/4, tại xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, trước sự tham gia và chứng kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị tài trợ, Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15) tổ chức Lễ khởi công chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 cho các hộ dân thuộc đối tượng chính sách được thụ hưởng đang sinh sống tại địa bàn xã Ia Đal.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết giải thể tỉnh Gia Lai- Kon Tum và thành lập lại 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Cùng với tỉnh Kon Tum được thành lập lại, thị xã Kon Tum trở lại với vị thế đô thị tỉnh lỵ sau 16 năm đóng vai đô thị “vệ tinh” (10/1975-8/1991).
Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi có những diễn biến phức tạp với số ca mắc cao so với các năm trước. Nhằm kiểm soát hiệu quả tình hình, không để bệnh sởi bùng phát và lây lan rộng trên địa bàn tỉnh, ngành Y tế phối hợp với các địa phương chủ động, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có hướng dẫn đối với các bộ ngành, địa phương về việc hoàn thiện thể chế, khung kiến trúc số, nền tảng số, hệ thống thông tin đến việc liên thông dữ liệu giữa các cấp chính quyền, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật... khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.
Đồng hành giúp người nghèo an cư, trong năm 2024 và đầu năm 2025, Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tài trợ 10 tỷ đồng, cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Trước đây, xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi) là một trong những điểm nóng về ma túy. “Cái chết trắng” hoành hành làm đời sống nhiều hộ dân đảo lộn, lâm cảnh khó khăn. Tuy chỉ mới ra mắt gần 1 năm nhưng Mô hình “Xã Pờ Y sạch ma túy” đã phát huy hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Sau những năm tháng cống hiến trong quân ngũ, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều cựu chiến binh tại huyện Kon Rẫy tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, họ xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững, đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Trân quý biết bao những người hiến máu tình nguyện. Bởi khi hiến máu, họ không chỉ cho những giọt máu một cách đơn thuần, mà là chia sẻ một phần sự sống của mình cho người khác.
Trải qua 90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, những chiến sĩ sao vuông - lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) của tỉnh đã có nhiều cống hiến góp phần trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 8/4, ông Nguyễn Thanh Thủy- Chủ tịch UBND xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) cho biết, sau khi thiên tai thổi bay 16 mái nhà của người dân trên địa bàn, xã đã huy động hơn 40 cán bộ, chiến sĩ, thanh niên tham gia giúp dân sửa chữa lại nhà cửa. Sau 3 ngày tập trung lao động, việc khắc phục, sửa chữa nhà ở bị tốc mái đã hoàn thành, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Trong những năm qua, các đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) đã tăng cường về với dân làm công tác dân vận; trọng tâm là tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng hành cùng bà con trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự xã hội.
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông, trong 3 ngày (từ 4-6/4) trên địa bàn huyện có mưa đá kèm theo lốc xoáy làm sập mái nhà rông và hàng chục nhà bị tốc mái, hư hỏng. Ước tổng thiệt hại khoảng 226 triệu đồng. Trong đó, xã Đăk Na là địa phương bị thiệt hại nặng nhất.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.