• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Xã hội

Khi trẻ em khóc

16/06/2022 06:03

Trẻ em khóc là chuyện hết sức bình thường, và sẽ thật đau lòng nếu trẻ em không biết khóc khi gặp chuyện không vui, hoặc không may.

Đã bao giờ bạn nhận được câu hỏi của một cô bé (hoặc cậu bé) rằng: Vì sao người lớn được khóc khi buồn, còn cháu thì không?

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi nhận được câu hỏi như vậy từ Bi, một chú nhóc gần nhà. Bi  kết thúc kỳ thi vào lớp 6, với kết quả “không mấy hài lòng”- theo cách gọi của cu cậu.

Tất nhiên chỉ có bố mẹ cháu là “không mấy hài lòng”, còn cháu thấy như vậy là đúng lực học- cu cậu nói tiếp.

Đừng vặn tôi rằng, trẻ em sẽ không đặt được những câu hỏi “già” như thế. Xin thưa, trẻ em bây giờ thông minh lắm. Và sẽ rất bình thường nếu những cô (cậu) bé 10-11 tuổi đặt câu hỏi “già hơn tuổi”.

Phản ứng đầu tiên của tôi là “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe cu cậu hỏi như vậy. Nhưng sau đó thì thấy bình thường. Thế giới trẻ em không ngừng làm chúng ta ngỡ ngàng trước sự đa dạng của chúng.

Và tất nhiên, trong thế giới đa dạng cảm xúc ấy, trẻ em khóc là chuyện hết sức bình thường. Sẽ thật đau lòng nếu trẻ em không biết khóc khi gặp chuyện không may, từ đơn giản như bị dằm đâm vào tay, bị la mắng, bị ngã, cho đến phải xa cha mẹ.

Hãy để trẻ em sống với cảm xúc thật của mình. Ảnh: HL

 

Tuy vậy, trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng trẻ em không nên khóc, hay đúng hơn là không được khóc. Cho nên, mỗi khi con trẻ khóc, thay vì vỗ về, động viên, chúng ta lại can thiệp, không cho chúng khóc bằng nhiều cách.

Một cô bé từng kể với tôi rằng, bố mẹ luôn yêu cầu em gắng sức để có điểm số tốt trong học tập. Mỗi lần bị điểm kém, mẹ thường lấy điểm số của những bạn khác trong lớp để so sánh.

Áp lực quá nên có những lần em khóc, thì mẹ quát “chỉ  đứa trẻ yếu đuối mới khóc”. Ban đầu em sợ, không dám khóc, lâu dần, em thấy mình không việc gì phải khóc vì chuyện ấy nữa.

Trở lại câu chuyện của Bi- cậu bé gần nhà. Theo Bi, kết quả là chấp nhận được, đúng với lực học của cu cậu. Nhưng với bố mẹ Bi, đó lại là một kết quả tồi so với sự quan tâm, lo lắng, kể cả “đầu tư” công sức, tiền bạc cho chuyện học hành của cu cậu.

Sau khi Bi không đậu vào được trường như mong muốn, bố thì thất vọng la mắng, mẹ thì buồn rầu, so sánh với những bạn khác trong xóm. Còn cu cậu trốn vào phòng khóc.

“Không có gì đáng để khóc cả”, bố cháu quát. Còn mẹ cháu thì nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng có chung quan điểm “lớn rồi, ai lại khóc nữa”- Bi tấm tức kể.

Và theo Bi, thật không hợp lý khi người lớn buồn thì được… khích lệ khóc để “vơi bớt nỗi buồn”, còn trẻ em thì không được như vậy.

Dù hiểu không nhiều về tâm lý học, nhưng tôi biết, không ít cha mẹ, giống như bố mẹ Bi, đang biện minh cho việc làm trên bằng các lý do “dạy con”, hoặc “rèn cặp” cho cháu cứng cáp hơn. Nhưng tôi khẳng định rằng, đây không phải là cách làm đúng đắn.

Vì sao ư?

Bạn tôi, một người công tác lâu năm ở lĩnh vực bảo vệ trẻ em, từng “dạy” cho tôi những “bài học” cơ bản về việc cho phép con cái chúng ta thể hiện cảm xúc của mình. Chơi với nhau lâu năm, thường xuyên đến nhà anh, tôi nhận ra, 2 con của bạn có thể thoải mái thể hiện cảm xúc của mình.

Tôi nhận ra rằng hầu hết chúng ta đều cố gắng kìm nén, che giấu cảm xúc của mình. Đó là một sai lầm. Không chỉ vậy, trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách này hay cách khác, chúng ta đang áp đặt sai lầm ấy lên con trẻ, khi cố gắng ngăn cản chúng khóc, một biểu hiện cảm xúc hết sức bình thường- anh nói.

Ví dụ thế này, với một bé trai, khi còn nhỏ, nếu cháu khóc, chúng ta hay nói rằng “con trai thì không được khóc”. Lớn lên một chút thì “lớn rồi, ai lại khóc nhè” hoặc “khóc là yếu đuối”.

Dần dà, các bé có xu hướng giấu đi cảm xúc của mình, không dám bộc lộ cảm xúc thật của mình, một việc mà bất cứ lứa tuổi nào cũng đáng được làm. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến chai sạn về cảm xúc.

Tôi cảm thấy điều này rất bất công. Thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh - có thể là hạnh phúc, buồn, sợ hãi hoặc lo lắng - là một điều rất tốt. Vậy cho nên, tôi luôn ủng hộ các con trung thực với cảm xúc của mình, có thể khóc khi muốn khóc- anh chia sẻ.

Theo anh, thật đau lòng nếu gặp một đứa trẻ không có cảm xúc. Bị ngã đau- không khóc; mất món đồ chơi yêu thích nhất- không khóc; xa cha mẹ- không khóc, không buồn. Chuyển đến nơi ở, chuyển đến trường học mới cũng không vui, không buồn… là những dấu hiệu cho thấy con trẻ đang dần chai sạn cảm xúc.

Theo các chuyên gia tâm lý, khóc là một phản xạ bình thường ở bất cứ độ tuổi nào, giới tính nào. Khi cha mẹ gặp chuyện buồn hoặc ức chế gì đó, cha mẹ cũng muốn khóc cho nhẹ nhõm, vậy không có lý do gì ngăn trẻ em khóc khi chúng buồn bã.

Rõ ràng người lớn cũng cần học để có cách ứng xử phù hợp khi trẻ em khóc. Thay vì ngăn cấm, cứ để cho trẻ em khóc, nếu cần thiết. Chỉ nên can thiệp khi biểu hiện có vẻ cực đoan hoặc không phù hợp.

Và tất nhiên, tốt nhất là hãy làm cho trẻ em cười. Để làm được điều ấy, hãy thương yêu thật lòng, vô điều kiện.          

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Xây dựng văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch
  • Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Vận hội để du lịch Măng Đen vươn ra biển lớn
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by