Về thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, ai ai cũng biết bà Y Ga - một cựu giáo viên tiểu học về hưu ở địa phương và cũng là 1 trong 28 nghệ nhân đã được UBND huyện Kon Rẫy giới thiệu để chọn vinh danh là nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể lần thứ II do Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tổ chức.
Hàng năm, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, vào thời điểm lúa trổ bông, bà con đồng bào Ba Na ở làng Kon Brap Zu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) lại tổ chức Tết Ét Đoong để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống dân làng no đủ. Trong ngày Tết Ét Đoong, đồng bào Ba Na nơi đây tổ chức ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm để chuẩn bị đón những hạt lúa mới từ rẫy về…
Nằm ven thành phố Kon Tum, xã Đoàn Kết được nhiều người biết đến là vựa lúa lớn nhất của tỉnh. Bên con sông Đăk Bla thơ mộng, những cánh đồng trĩu hạt trải mình dưới nắng, đưa xã nhỏ thành điểm cung cấp lúa, gạo sạch, an toàn.
A Đông (làng Đăk Rơ Chót, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) được xam là một nghệ nhân đa tài. Ngoài việc biết đánh nhiều bài chiêng nhất trong làng, anh còn có tài chế tác, sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình và luôn nỗ lực để truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ.
Năm 2015, nghệ nhân A Nian (69 tuổi) ở làng Kon Stiu, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Với danh hiệu cao quý này, nghệ nhân A Nian luôn nêu cao ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng.
Những người yêu cồng chiêng ở huyện Kon Rẫy đều biết đến ông Đinh Plát sinh năm 1956, người dân tộc Ba Na, hiện trú tại thôn 4 làng Kon Gộp, xã Đăk Pne. Bởi dưới đôi bàn tay tài hoa của ông, hàng chục bộ cồng chiêng ở các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đã tìm lại được thanh âm. Mọi người cũng vì thế mà thường gọi ông là người gọi hồn cồng chiêng về.
Thời điểm từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, người dân ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) lại rủ nhau đi rừng lấy măng le về chế biến các món ngon hoặc phơi khô để bán theo đơn đặt hàng của nhiều thương lái từ thành phố Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Bình Định... lên thu mua. Có lẽ do đặc thù thổ nhưỡng nên măng le ở vùng đồi núi Đăk Psi từ lâu đã trở nên nổi tiếng.
Nghe phong tục chia chiêng, ché khi con trai đi lấy vợ, con gái đi lấy chồng của người Ja Rai, tôi hỏi đùa cô bạn Y H’Lan - người vừa mới “bắt” chồng: “Thế cậu có được bố mẹ chia chiêng, ché làm của hồi môn không”? Cô bạn tôi cười. Nụ cười duyên dáng của cô gái Ja Rai càng khiến cho sự tò mò của tôi nhân lên gấp bội. Thế là tôi quyết tâm tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này của dân tộc Ja Rai…
Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, các chị, các mẹ ở xóm chài (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Chẳng biết tự bao giờ, từ món ăn vui miệng, cho các đấng mày râu “lai rai” trong những buổi chiều trên sông, bánh tráng cá cơm dần được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng.
Già A Ling là nghệ nhân đa tài của làng Pa Cheng (xã Đăk Long, huyện Đăk Hà), bởi ông không chỉ giỏi đánh cồng chiêng mà còn biết chế tác, chơi được nhiều nhạc cụ dân tộc; thuộc và kể được rất nhiều bài sử thi. Nặng lòng với văn hóa truyền thống, bao năm nay già A Ling luôn đau đáu tìm cách truyền dạy những gì mình biết được cho con cháu trong làng…
Sau ngày giải phóng miền Nam, Quân khu 5 đã quyết định đầu tư xây dựng đập Mùa Xuân (còn gọi là đập Đăk Uy) nhằm giúp người dân địa phương có nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất Kon Tum lúc bấy giờ được dựng xây bằng mồ hôi, công sức của "Bộ đội Cụ Hồ" như một món quà tri ân với những người dân đã hết lòng nuôi giấu, chở che bộ đội và góp phần hồi sinh "vùng đất chết" bởi bom đạn chiến tranh. Đến hôm nay, bài ca lao động ngày ấy vẫn còn âm vang mãi…
Đứng trên nhà rông văn hóa làng Bình Loong (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy), tôi phóng tầm mắt về phía lòng hồ thủy điện Ia Ly theo hướng tay chỉ của trưởng thôn A Nghiêng. Dưới màn mưa tầm tã, tán lá mai dương ướt lướt thướt che kín một di chỉ khảo cổ học đã từng làm chấn động giới khảo cổ, làm thay đổi cách nhìn về vai trò của Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung trong dòng chảy tiến hóa của loài người - di chỉ Lung Leng.
Lễ cúng tạ ơn là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào Ja Rai. Lễ cúng được tổ chức dưới góc độ gia đình để mỗi cá nhân tạ ơn Yàng đã phù hộ cho mình biết đan lát, dệt vải hay có được sức khỏe để làm nương làm rẫy, mùa màng bội thu.
Đến với người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng) ở huyện Kon Plông, chúng tôi như lạc vào một thế giới mới lạ với những nét văn hóa độc đáo. Ở đây, từ nếp ăn, nếp ở, tập tục, ẩm thực dường như đều khác lạ... Chính điều đó đã làm nên những nét riêng và níu chân du khách ở các vùng miền.
Đầu tháng 7, theo chân những người lính năm xưa, chúng tôi đi thăm một số cơ sở bí mật giữa lòng địch ở thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum) trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những địa chỉ đỏ ngày ấy nay đã trở thành các dãy nhà san sát nhau, sầm uất, nhộn nhịp, nhưng trong kí ức của các cán bộ, đội viên, nhân viên và cơ sở của H5, những địa chỉ này mãi là chứng tích đáng nhớ, một thời giúp bộ đội ta chiến đấu, làm nên những chiến công oanh liệt.
Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.