Trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, cũng là lúc bà con các thôn làng đang rộn ràng chuẩn bị cho một cái tết sum vầy no ấm bên người thân và gia đình.
Gần Tết là thời điểm những cơ sở, gia đình làm nghề truyền thống tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đưa ra thị trường các sản phẩm bánh, thực phẩm khô chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhờ đó, những người làm nghề vừa có thêm thu nhập để lo Tết, vừa có điều kiện giữ gìn nghề.
Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, thế mạnh nông nghiệp của địa phương, thời gian qua, huyện Đăk Hà luôn quan tâm, chú trọng phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp và tìm đầu ra cho sản phẩm. Huyện Đăk Hà cũng đã tăng cường công tác lãnh đạo, tranh thủ các nguồn lực để thúc đẩy liên kết, phát triển các sản phẩm nông sản sạch đặc trưng, sản phẩm chủ lực của huyện như cà phê, các loại trái cây, gạo thơm. Nhiều sản phẩm của huyện đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3, 4 sao; 1 sản phẩm cấp quốc gia hạng 5 sao.
Nhiều người dân làng Plei Rơ Hai, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum hối hả, bận rộn với công việc chẻ lạt gói bánh chưng Tết. Công việc này những năm gần đây đã giúp nhiều phụ nữ kiếm được một khoản tiền mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Xuân đã đến bên thềm cùng muôn hoa khoe sắc màu rực rỡ. Đất trời giao hòa, lòng người cũng rộn rã bao niềm vui, niềm hân hoan chào đón năm mới. Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp bên thềm Xuân qua những bức ảnh thật dễ thương của nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Đức.
Những ngày cận Tết, người trồng mai, đào lại tranh thủ thời gian, tất bật ra vườn chăm sóc, cắt tỉa, tưới nước, để kịp phục vụ nhu cầu chơi hoa vào ngày Tết của người dân.
Nhiều năm qua, hình ảnh ông A Lý ở làng Tu Cấp, xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông) ngồi ở cửa nhà, miệt mài đan lát đã quen thuộc với người dân. Hễ dăm bữa nửa tháng, ông A Lý không đan, lũ trẻ con trong làng, người già lại thấy thiếu vắng.
Như một hoạt động thường niên, mỗi dịp Tết đến Xuân về, Trường Tiểu học Đăk Hà (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) lại tổ chức những hoạt động trải nghiệm mang Tết cổ truyền đến với các em học sinh DTTS, qua đó mang đến niềm vui, chia sẻ khó khăn, thiếu thốn với các em.
Mùa xuân ở thị trấn Măng Đen, không khí lạnh tràn về, mây mù bao phủ khắp nơi. Trong tiết trời giá lạnh ấy, Măng Đen đẹp bởi sắc hoa đua nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn và trữ tình.
Vườn quýt ngọt của ông Trần Văn Thời (thôn Mô Pah, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) được trồng ngay lưng chừng trên đèo Măng Rơi là mô hình đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay ở huyện Tu Mơ Rông.
Bánh sừng trâu là loại bánh truyền thống gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Thái Đen ở xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai). Bánh được người Thái Đen sử dụng để cúng tổ tiên, làm quà biếu khách dịp đầu năm mới và làm đồ sính lễ trong dịp cưới hỏi.
Với những người giữ rừng ở Đăk Tô, dù gặp nhiều gian nan, vất vả, thậm chí là hiểm nguy nhưng họ không quản ngại khó khăn, vẫn ngày đêm bám trụ “ăn ngủ với rừng” để gìn giữ “lá phổi xanh”, bảo vệ sự bình yên cho cây rừng.
Không chỉ được xem là thủ phủ cà phê của tỉnh, Đăk Hà còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng với nét văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc tại chỗ, góp phần đưa du lịch huyện nhà vươn lên tầm cao mới.
Những ngày cuối năm, tuổi trẻ Kon Tum lại hướng về các địa bàn vùng biên giới của tỉnh với những chương trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức tuổi trẻ, người dân về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đồng thời tạo nguồn động lực để mỗi đoàn viên, thanh niên phát huy hơn nữa vai trò xung kích ở những nơi phên giậu, tiền tiêu của Tổ quốc.
Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trên những cánh đồng, bà con nông dân thành phố Kon Tum hối hả chăm sóc, vun trồng cho vườn hoa kịp trổ bông đúng dịp Tết. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí Xuân đang đến gần, muôn hoa khoe sắc cùng tiếng nói, tiếng cười của người trồng hoa.
Những ngày cuối năm, không quản khó khăn, các chiến sĩ công an vẫn đang miệt mài “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, hướng dẫn người dân cài tài khoản định danh điện tử VNeID.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2023, Bảo tàng Thư viên tỉnh phối hợp với chính quyền các cấp huyện Sa Thầy tổ chức phục dựng, bảo tồn Lễ hội mừng nhà rông mới của dân tộc Xơ Đăng, nhánh Hà Lăng tại làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng. Trong đó kinh phí đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia gần 100 triệu đồng, số còn lại mỗi hộ gia đình trong làng đóng góp từ 50.000 ngàn đồng đến 200.000 ngàn đồng và hàng ngàn ngày công. Nhà rông có chiều cao gần 13m, dài 9,4m, rộng 5m; sàn làm bằng gỗ, mái lợp tranh, tường xung quanh thưng bằng nứa, trang trí hoa văn trong và ngoài theo đúng nguyên mẫu nhà rông truyền thống của người Xơ Đăng, nhánh Hà Lăng.
Lễ mừng nước giọt là nghi lễ mang tính cộng đồng, là một trong những nghi lễ lớn và quan trọng của người Ba Na, thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.