Núi Chư H’reng đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người dân Kon Tum vào mỗi sáng thứ 7, Chủ nhật hàng tuần. Không chỉ là giới trẻ, mà ngày càng thu hút đa dạng lứa tuổi chinh phục đỉnh núi này.
Bước vào cao điểm của mùa khô, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Ban Quản lý Vườn Quốc gia (BQL VQG) Chư Mom Ray tăng cường phối hợp với các lực lượng liên quan và người dân ở địa phương tổ chức tuần tra, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng cho diện tích rừng khộp.
Trong 2 ngày (25-26/4/2024), tại Làng Tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn chế biến từ sâm dây. Hội thi có chủ đề “Ẩm thực dược liệu –Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”. Có 21 đội, bao gồm 11 đội của 11 xã, hợp tác xã trên địa bàn; 10 đội khách mời đến từ quốc gia Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thụy Sỹ và các tỉnh, thành phố trong cả nước. 21 đội tham gia hội thi đã chế biến 120 món ẩm thực có nguồn gốc từ sâm dây Tu Mơ Rông. Kết thúc hội thi, Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã trao quyết định về việc xác lập kỷ lục Việt Nam với 120 món ăn được chế biến từ sâm dây cho huyện Tu Mơ Rông.
Trời vừa rạng sáng, 56 hộ dân trong tổ “vần công, đổi công” của thôn Thung Nai, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi đã í ới gọi nhau ra cánh đồng lúa của nhà bà Bùi Thị Thặng để thu hoạch lúa vụ Đông – Xuân. Mỗi người một việc, phụ nữ thì gặt lúa, đàn ông gom lúa, khiêng lúa về nơi tập kết, tuốt lúa bằng máy, đổ thóc vào bao và chở về nhà cho chủ ruộng.
Ở mảnh đất Tu Mơ Rông, ngoài thành công từ mô hình liên kết trồng sâm Ngọc Linh, các mô hình liên kết trồng các loại cây dược liệu khác như sâm dây, sơn tra, lan kim tuyến và gừng, nghệ, bưởi… đã tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ xuất khẩu, đưa dược liệu vươn xa và giúp đồng bào Xơ Đăng đổi đời.
Thời điểm này, không khí lao động của bà con nông dân dọc bãi bồi ven sông Đăk Bla (thành phố KonTum) thật nhộn nhịp, bởi mùa thu hoạch lúa và các loại hoa màu đã bắt đầu. Bên bến sông chiều, nhìn những chiếc thuyền tất bật ngược xuôi chở đầy nông sản về làng mang theo hương đầu mùa với thoang thoảng mùi thơm của rơm, của lúa, của bắp quyện với mùi bùn đất lan tỏa tạo nên khung cảnh bình yên đến xao xuyến lòng người.
Định cư và sinh sống lâu đời ở huyện Kon Plông, đồng bào người Xơ Đăng (Mơ Nâm, Ka Dong), Hrê luôn coi trọng việc gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Trong 2 ngày (22-23/4), UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc toàn huyện lần thứ V-2024. Ngày hội có hơn 600 nghệ nhân của 8 đơn vị xã, thị trấn trên địa bàn tham gia.
Giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, người dân xã Măng Bút (huyện Kon Plông) ra đồng làm đất, đắp bờ, cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang trải rộng khắp các thung lũng, dưới bóng rừng nguyên sinh xanh thẳm.
Tôi cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc đến vỡ òa của những cán bộ và đồng đội cơ sở của H5 hôm ấy. Lưng đã còng, giọng nói cũng không còn trong trẻo như những ngày còn trẻ khỏe, nhưng trái tim của người lính H5 năm nào vẫn rộn ràng. Những câu chuyện bất chợt, dở dang bởi những cái nắm tay, những cái ôm thắm thiết. Và trong những câu chuyện đã trở thành một phần của lịch sử nửa thập kỷ trước, có sự góp mặt của họ, công lao to lớn của họ.
Những ngày này, trên cung đường Trường Sơn Đông vào xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông là một màu xanh thẳm. Cánh rừng nguyên sinh với những tán cây cổ thụ đang đâm chồi nảy lộc tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
Mặc dù đã xuất hiện vài trận mưa nhỏ trái mùa nhưng vẫn chưa thể làm hạ nhiệt nguy cơ cháy rừng. Vì thế, lực lượng chức năng ở trong tỉnh nói chung và ở ngã ba biên huyện Ngọc Hồi nói riêng vẫn đang phải căng mình ngày đêm “ăn ngủ với rừng” để phòng, chống cháy rừng.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển (10/4/2009-10/4/2024), kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của thành phố Kon Tum đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển vượt bậc với nhiều công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng. Thành phố Kon Tum hôm nay như khoác lên mình tấm áo mới, trở thành đô thị khang trang, hiện đại và giàu bản sắc văn hóa.
Từ không biết gì về cây cà phê, nhờ có ý chí và quyết tâm cao, nông dân Đinh Văn Sĩ (thôn Tân Lập A, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) đã xây dựng, tạo ra thương hiệu cà phê mang tên mình- Cà phê Phú Sĩ.
Chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập, thành phố Kon Tum vừa tổ chức giải đua thuyền độc mộc với sự tham gia của hơn 70 vận động viên của 14 đơn vị trong tỉnh và đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem, cổ vũ.
Dù cuộc sống chưa thực sự khá giả nhưng với tấm lòng, trách nhiệm và tình thương yêu vô bờ bến, nhiều năm qua, tập thể giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) đã nhận đỡ đầu hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em vượt khó vươn lên trong học tập.
Ngoài xây dựng những sản phẩm gạo, cà phê, nông dân xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) còn được nhiều người biết đến là nơi có những vườn cây ăn quả xanh mướt, sai trĩu quả mỗi khi đến mùa, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan.
Cứ đến mùa nước cạn, người dân ở xung quanh khu vực hồ Đăk Yên lại đổ xô ra ven con đập để cào hến. Họ không ngại cái nắng “cháy da cháy thịt” phơi đầu dưới cái nắng, ngâm mình dưới nước nhiều giờ để cào đãi hến kiếm thêm thu nhập. Dù vất vả, nhưng mùa hến với họ cũng góp phần giúp có thêm thu nhập lúc nông nhàn, cải thiện đời sống.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.