“Mỗi chúng ta, ai cũng từng có nhiều những ước mơ và hoài bão, nhưng vì cuộc sống tất bật cuốn hút mà đành quên đâu đó, để rồi khi có thời cơ, hội tụ các yếu tố cần và đủ thì sẽ thực hiện”- Trần Thanh Hiếu trải lòng về thực hiện giấc mơ bay lượn trên bầu trời của mình.
Hàng năm, vào dịp cuối năm, khi tiết trời se lạnh, những cánh đồng mía đường bước vào thời kỳ trổ bông trắng phau phủ kín cánh đồng, sườn đồi. Đây là thời điểm cây mía đạt trữ lượng đường cao nhất và cũng là lúc bà con nông dân thành phố Kon Tum bước vào vụ thu hoạch mía đường. Nhờ cây mía mà từ nhiều năm nay đã giúp cho nhiều người dân có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, với các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nhà hảo tâm lại ủng hộ tổ chức Ngày hội Bánh chưng xanh để trao tặng bà con vùng đồng bào DTTS khó khăn, góp phần làm cho những ngày Xuân thêm ý nghĩa và đong đầy tình cảm.
Những nụ mai anh đào chớm nở giữa mênh mông đại ngàn rừng thông, hòa quyện cùng điệu nhạc, tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào các dân tộc vang vọng tại Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 đã để lại ấn tượng sâu sắc với du khách đến với Măng Đen trong những ngày cuối năm này.
Cách A Rênh nói chạm đến trái tim của mọi người, cách A Rênh làm đã góp phần giúp dân thôn Kon Jri Pen thay đổi nếp nghĩ, cách làm. A Rênh như “nguồn mạch” góp phần giúp người dân trong thôn xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh vừa phối hợp với Huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức Chương trình Tình nguyện mùa Đông năm 2022 tại xã Đăk Kôi với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Tôi thực sự khâm phục cô gái trẻ Y Hoa (39 tuổi), người con của dân tộc Xơ Đăng đã mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, bứt phá để vươn lên trở thành tỷ phú trẻ. Y Hoa là một trong số ít những người trẻ tuổi thành đạt nhờ mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm để thay đổi số phận và nâng cao đời sống.
Thời điểm này, nhiều vườn cam của nhà vườn ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) và vùng lân cận bước vào mùa thu hoạch. Trong đó có nhiều vườn cam trĩu quả, đẹp mắt được chủ vườn kết hợp kinh doanh du lịch để du khách tham quan, trải nghiệm.
Từng là thôn khá nhất của xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông), Mô Bành II được nhiều người dân trong xã gọi với cái tên “làng nhà mái Thái”. Thế nhưng, sau cơn bão 2009, hàng trăm hộ dân nơi đây tái nghèo. Hơn chục năm qua, với ý chí, nghị lực vươn lên, cùng sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, dân làng Mô Bành II đã vực dậy, cuộc sống ngày càng khởi sắc trên vùng tái định cư.
Hằng năm, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung chín rộ. Nhà nhà, người người trồng cà phê bước vào vụ thu hái thật nhộn nhịp.
Chinh phục chặng đường marathon hơn 42 km, với nhiều người, kể cả lứa tuổi thanh niên cũng không hề dễ chứ nói gì đến tuổi “xưa nay hiếm”. Thế nhưng, với quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường, ông Nguyễn Văn Phúc đã lập kỷ lục người lớn tuổi nhất trong nước chinh phục chặng đường hơn 42 km ở tuổi 70.
“Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược/Con nước trôi về hướng thác ghềnh” - thơ Tạ Văn Sỹ nói về dòng sông Đăk Bla chảy qua thành phố Kon Tum. Dòng sông Đăk Bla hợp lưu của 3 con sông chính Đăk S’Nghé, Đăk Kôi và Đăk Pne ở huyện Kon Rẫy chảy về thành phố Kon Tum hợp với dòng với sông Pô Kô thành dòng sông Sê San. Sông Đăk Bla không chỉ có giá trị về nhiều mặt mà còn gắn liền với đời sống, lao động sản xuất của các cộng đồng người Ba Na và người Kinh ở hai bên bờ.
Nhà rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của các DTTS vùng Bắc Tây Nguyên gắn liền với Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Những năm qua, nhiều hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa này đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng thực hiện hiệu quả.
Suốt 5 năm qua, những thầy, cô giáo ở vùng khó khăn Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) không chỉ tận tụy gieo con chữ cho con em đồng bào DTTS mà họ còn làm nhiều việc như người cha, người mẹ hiền, giúp đỡ, chia sẻ, động viên, nâng bước chân các em học sinh nghèo, mồ côi, khó khăn đến trường.
Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.