Nằm cách thị trấn Măng Đen khoảng 40km, làng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) hiện có hơn 63 hộ với khoảng 300 nhân khẩu, 100% là người dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Điểm khác biệt của Vi Rơ Ngheo, đó là ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; bảo vệ môi trường tự nhiên rất cao của cộng đồng nơi đây. Từng ngôi nhà, con suối, khu rừng già ven làng được người dân gìn giữ, bảo vệ và chăm chút nhằm tô thêm nét đẹp cho làng.
Góp phần cho đô thị Kon Tum ngày càng xanh - sạch - đẹp, những công nhân môi trường đô thị đang ngày đêm làm việc cần mẫn thu gom rác thải, cắt tỉa, chăm sóc cây xanh bất kể nắng mưa. Công việc của họ càng trở nên vất vả hơn khi mùa mưa đến.
Với thời tiết lý tưởng, mát mẻ, lại có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác, hồ, rừng thông vi vu gió ngàn và cùng với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc mang đậm đà bản sắc dân tộc được huyện Kon Plông tổ chức đã thu hút khách du lịch từ mọi miền Tổ quốc đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ đầu tiên Măng Đen đã thu hút khoảng hơn 30.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều nhất là du khách ở các tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai...
Nhà rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị ở cơ sở và sự nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo nông thôn ở xã biên giới Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp toàn diện, đời sống của người dân được nâng cao mọi mặt.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn cần những người tâm huyết, đam mê và sẵn sàng truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp. Nghệ nhân A Biu (64 tuổi) ở làng Plei Klếch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum là người như thế. Được ví như “bảo tàng sống” về văn hóa của người Ba Na, ông không những giỏi sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc, chỉnh chiêng, mà còn nhiệt tình tham gia truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ người đồng bào DTTS tại Kon Tum.
Liên thác Ya Tri (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) là hệ thống thác gồm các thác ở suối Ya Tri, Ya Tri 1, Ya Tri 2. Nhiều thác trong hệ thống các thác ở đây đẹp đến ngỡ ngàng, làm say đắm lòng người.
Những ngày này, bà con Hợp tác xã Nông nghiệp và thương mại, dịch vụ Ia Chim, (TP. Kon Tum) đang tất bật vào mùa làm hoa, thụ phấn cho vườn sầu riêng.
Siu Puông là một trong những thác nước đẹp ở xã Đak Na, huyện Tu Mơ Rông. Thác nằm ở độ cao 1.524 mét so với mực nước biển, có 5 tầng chính, chiều cao từ đỉnh thác đến chân thác khoảng 140 mét. Để tận mắt chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của thác, du khách phải băng qua những cung đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu và lội bộ dưới tán rừng khoảng 20 phút. Thời điểm phù hợp để tham quan, thưởng ngoạn thác Siu Puông là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Tận dụng tiềm năng thế mạnh từ dược liệu, rừng và cảnh quan môi trường thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, huyện Tu Mơ Rông đã và đang thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Đặc biệt, huyện đã và đang xây dựng những tour du lịch trải nghiệm tham quan vườn sâm Ngọc Linh, chinh phục đỉnh Ngọc Linh và tham quan, trải nghiệm các thác đẹp trên địa bàn để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thời buổi hiện đại, nhiều người không còn mấy mặn mà với nghề đan lát, nhưng với ông A Lếu (67 tuổi, ở thôn Đăk Si, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) thì lại khác. Bao năm qua, ông A Lếu vẫn vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát, bởi ông xem các sản phẩm được làm từ mây, tre như “đứa con” tinh thần trong gia đình mình.
Trong những năm gần đây, huyện Kon Plông thu hút được nhiều dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhờ những lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và thổ nhưỡng. Một trong những đơn vị luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng công nghệ trong nghiên cứu, thử nghiệm, lai tạo ra những giống mới và chuyển giao thành công cho nông dân, doanh nghiệp là Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen.
Tuyến giao thông Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh được đầu tư xây dựng với kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế các xã vùng sâu, vùng xa của 3 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông phát triển. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm đưa vào khai thác, công trình vẫn chưa phát huy tốt hiệu quả như mong đợi bởi “điểm nghẽn” chưa được đầu tư hoàn thiện.
Trong nắng gió tháng Ba Tây Nguyên, dòng Đăk Bla trở lên xanh mát, trong lành. Một “biển nước” mênh mông được tạo nên bởi con đập thơ mộng - Đập tràn Bạch Đằng.
Được bà con nhân dân tín nhiệm bầu nên, hội đồng già làng ở các thôn, làng DTTS trên địa bàn xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, xứng đáng là “điểm tựa” của làng.
Tận dụng, phát huy hiệu quả nguồn nguyên liệu, giúp người dân nâng cao thu nhập, đồng thời xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương, quyết tâm đầu tư, xây dựng những sản phẩm OCOP từ các loại dược liệu trên địa bàn, đó là việc làm mà chị Cù Thị Hồng Nhung - Quản lý của HTX Thương mại tổng hợp trồng và chế biến dược liệu An Thành đã và đang làm ở mảnh đất Tu Mơ Rông.
Plei Lay là một trong số ít ngôi làng người Gia Rai ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) còn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc sắc của nghề dệt truyền thống. Dù trải qua bao thăng trầm của dòng chảy thời gian và sự phát triển trong đời sống xã hội, người đàn ông ở làng Plei Lay vẫn miệt mài với việc chế tác khung cửi, còn người phụ nữ vẫn cần mẫn se sợi, dệt vải và truyền nghề dệt cho con, cháu.
Trời ngả về chiều. Trong lớp sương mù bảng lảng bay trên đỉnh đồi làng Đăk Chum I (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông), vợ chồng anh Nguyễn Thanh Tuấn (47 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (46 tuổi) cùng gần chục người khác đang miệt mài chăm sóc vườn dâu tây. Những luống dâu xanh mướt với quả đỏ mọng trải dài trên đỉnh đồi Đăk Chum I là hướng đi mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Với đồng bào dân tộc Ba Na ở hai bên bờ sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum thì dòng sông như là huyết mạch, là nguồn sống của người dân. Những hoạt động của người Ba Na bên dòng sông Đăk Bla hết sức đa dạng, sinh động và đậm đà bản sắc. Góp phần làm nên nét độc đáo, đậm đà bản sắc đó là những hình ảnh các chị, các mẹ và các em gái người Ba Na.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.