Đánh bắt cá bằng xung điện (kích điện), cho đến nay đã không còn là việc làm vụng trộm, hiếm gặp ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Lối đánh bắt hủy diệt mà không ít người coi đó như một kế sinh nhai thường nhật, họ quên rằng đây là một việc làm phi pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường thủy sinh... Việc này, rất cần sự quan tâm vào cuộc của ngành chức năng và chính quyền cơ sở.
Một ngày đội mưa lê la vỉa hè, “ngáp đến sái cả quai hàm” mà không kiếm nổi một đồng dằn túi, lại tốn thêm 7 ngàn đồng cho ly cà phê ở quán nhỏ góc phố, nhưng bù lại, tôi hiểu thêm về cuộc sống của những người bán sức lao động để mưu sinh hàng ngày...
Hiểu biết về địa danh, con người, văn hóa và có vốn ngoại ngữ, nhiều bạn trẻ ở làng Kon Tum Kơ Nâm (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) như Y Nhi, Ksor Nga Klăn Tung, A Đương… đã chọn nghề hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ có thêm thu nhập, các bạn trẻ còn góp phần quảng bá vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum.
Những năm 30 của thế kỷ trước, khi các bậc tiên hiền từ dưới xuôi ngược lên Kon Tum khai hoang lập làng, những ngôi nhà vườn với kiến trúc thuần "làng Việt" đã được dựng lên bên cạnh nhà sàn, tạo nên sự giao thoa kiến trúc độc đáo. Trải qua thời gian, đến nay hiếm hoi lắm mới còn ngôi nhà cổ được con cháu giữ gìn, như một chứng nhân lịch sử...
Cách cả ngàn cây số nhưng với những người lính mũ sắt Hà Nội năm xưa, Chư Tan Kra (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) sao gần gũi mà thân thuộc lắm. Thân thuộc đến nỗi những dấu chân của họ in hằn trên từng bụi cây, lá cỏ; tiếng nói của họ như quen thuộc với những chú chim rừng; chẳng cần la bàn, Chư Tan Kra chỗ nào bằng, chỗ nào dốc, họ nắm trong lòng bàn tay. Cũng đúng thôi, bởi 9 năm qua, đôi chân của họ vẫn miệt mài gắn bó với nơi đây – chiến trường năm xưa để lắng nghe, để tìm kiếm những người đồng đội mãi mãi về với đất mẹ anh hùng.
Thợ xây (thợ hồ) là một trong những nghề nặng nhọc, vất vả. Bên cạnh đó, người thợ hành nghề có suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Những ngày nắng, tuy phải “oằn mình” chống chọi với nắng nóng nhưng còn đỡ phải lo; ngày mưa thì cả chủ thầu xây dựng lẫn thợ xây đều “lo sốt vó” vì mưa nhiều, tiến độ thi công các công trình chậm lại, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ, do nguồn thu nhập của những người thợ - vốn là trụ cột trong gia đình bị giảm.
Chúng tôi về với xã Đăk Ui anh hùng vào một ngày nắng đẹp. Từ trên đập Mùa Xuân (còn gọi là đập Đăk Uy) nhìn ra xa tôi cảm nhận đồi núi điệp trùng của huyện Đăk Hà như trải rộng hơn; đâu đâu cũng trùng điệp màu cà phê, cao su xanh biếc. Giữa cái ngút ngàn xanh ấy, tôi như nghe âm vọng từ quá khứ và tương lai hội tụ…
Vượt qua sự truy lùng, tận diệt, ngay trên đỉnh Ngọc Linh, một “vương quốc” sâm đang hiện hữu và “sống yên ổn” bởi sự chăm sóc, nâng niu của hàng trăm công nhân của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Mới đó mà đã gần 10 năm, kể từ ngày vườn sâm quý trên núi Ngọc Linh được công bố với bàn dân thiên hạ. Vườn sâm này đang phát triển tốt và ngày càng được mở rộng lên đến hàng trăm héc-ta, ẩn dưới tán rừng già…
Nói về thung lũng Ya Book nằm trong Vườn quốc gia Chư Mom Ray, giới nghiên cứu về động vật móng guốc nghĩ ngay đến những đàn bò tót đông đúc ở đây và các loài thú ăn cỏ, thú ăn thịt ở vùng này. Gần 20 năm qua, đồng cỏ mênh mông 15.000ha này bị cây rừng xâm chiếm, nhỏ hẹp dần qua mỗi năm, các loài thú không còn xuất hiện hàng đàn đông đúc nữa...
Không phải ngẫu nhiên mà ở huyện Tu Mơ Rông có một địa danh xã mang tên Tê Xăng. Tê Xăng theo tiếng Xơ Đăng nghĩa là “nước đắng”. Chỉ những người già nhất sống dưới chân núi Ngọc Linh mới còn nhớ tới dòng “nước đắng” với huyền thoại về nó. Bởi đã từ lâu lắm rồi, nước nơi đây đã không bao giờ còn đắng…
Có dịp cùng cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray đi tuần tra quản lý, bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh trải dài mênh mông và xanh thẳm đã được công nhận Di sản ASEAN (2004), chúng tôi cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp, sự đa dạng của hệ động, thực vật và những vất vả của cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ giữ rừng Chư Mom Ray.
Cứ vào khoảng giữa tháng 6 hàng năm, sim rừng trên những sườn đồi bát úp ở huyện Kon Plông bắt đầu chín. Nhìn những chùm trái sim đỏ bầm chen nhau trong lá xanh non hơi ngả màu sẫm úa, nhìn ánh nắng chiều tà hắt xuyên qua cánh rừng sim tỏa bảy sắc cầu vồng, nhìn những nụ cười tươi tắn của các chàng trai cô gái Mơ Nâm thu hái những trái sim rừng, chúng tôi mới cảm nhận được cuộc sống thanh bình, hòa với thiên nhiên của người dân nơi này...
Tôi đã mắt tròn mắt dẹt khi chứng kiến cậu kiểm lâm trẻ Nguyễn Tấn Hưng (Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) giới thiệu và vận hành ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, bảo vệ rừng - mà cậu tự hào gọi là "mắt của rừng". Và rất nhanh, "mắt của rừng" đã hoàn toàn chinh phục tôi bởi hiệu quả không ngờ của nó...
Một nhóm 8 bạn lưu học sinh Lào ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng mở quán ăn “Laos food” để khởi nghiệp. Quán ăn nhỏ với các món truyền thống, phổ biến bên đất nước Lào đang tạo cơ hội để các bạn trải nghiệm kinh doanh, phát triển các kỹ năng mềm, đồng thời giới thiệu ẩm thực Lào đến với đất Việt nói chung và phố núi Kon Tum nói riêng.
Nỗ lực truyền dạy, xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã để giữ nghề; tuy nhiên số người làm nghề vẫn ngày càng ít đi, hoạt động của các tổ hợp tác èo uột, người dân chưa sống được với nghề. Thổ cẩm rồi sẽ đi về đâu trước muôn vàn khó khăn đang là câu hỏi đặt ra cần câu trả lời…
Phóng viên Báo Kon Tum nhận được thông tin phản ánh của nhiều hộ dân làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) về việc nhiều diện tích đất nông nghiệp tại khu vực dọc suối Ia Ai mà người dân canh tác hàng chục năm qua đã bị Công ty TNHH Trường Nhật (có trụ sở tại thành phố Kon Tum) đến khai thác cát sỏi, khiến ruộng đất người dân bị cày xới, ảnh hưởng sản xuất. Đến nay, chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa họp bàn, thỏa thuận với dân để có phương án đền bù, hỗ trợ, gây bức xúc cho người dân ...
Đang làm công việc ổn định với mức lương cao, Nguyễn Xuân Trường, (28 tuổi ở làng Kênh, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) và Nguyễn Hữu Anh (29 tuổi, thôn Bình Minh, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà) vẫn quyết định khăn gói về quê làm nông. Mỗi người một hướng đi nhưng với bản lĩnh và quyết tâm cao, cả hai từng bước chinh phục, biến đất cằn thành tơi xốp, “bắt” những loại cây khó tính ra hoa, trĩu quả.
Cách thành phố Kon Tum hơn 100km về hướng Bắc, xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nằm giữa đỉnh trời, ngăn cách bởi con đèo Măng Rơi dựng đứng. Ấy vậy mà nhiều năm qua, bằng sự nhiệt thành, tâm huyết với nghề, hàng chục thầy cô đã leo qua con dốc rồi ở lại cắm bản để “gieo chữ” cho trẻ em nơi đây…
Không chờ phải đến dịp Trung thu, những năm trở lại đây, trên các tuyến đường, người dân không khó để bắt gặp hình ảnh những “chú” lân, sư tử nhảy múa, mang niềm vui, may mắn đến cho các cửa hàng, gia đình… Không chỉ giúp “gõ cửa thần tài”, với đam mê, các thành viên trong đoàn lân sư rồng Tâm Minh Đường còn quyết tâm tập luyện, chinh phục mai hoa thung (dàn cột dùng trong múa lân) để có mặt ở giải đấu lân sư rồng trong nước.
Bước sang năm mới, làng chài ở lòng hồ thủy điện Sê San 4 (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai) đã có một diện mạo khác hẳn. Những cái bắt tay thật chặt, những câu chào hỏi mộc mạc, những nụ cười thật tươi nhân lên niềm vui xuân ấm...
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.