Ngoài giờ lên lớp, thầy Nguyễn Văn Sô và cô giáo Đoàn Thị Thu ở huyện Đăk Glei đã không quản ngại vất vả kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cho học trò vùng sâu từ chiếc cặp sách, đôi dép, tấm áo ấm, đến những bữa ăn… giúp các em vững bước đến trường. Sẻ chia về những việc đã làm, cả thầy Sô và cô Thu đều tâm niệm: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình!
Tôi bỏ dép, thả bộ, đặt từng bước chân trần trên mặt đường đất phủ kín rơm vàng, tận hưởng sự thư thái trong không gian ngôi làng đặc biệt, mà tên gọi như một chỉ dấu đẹp đẽ cho vùng đất ăm ắp nghĩa tình. Bao thế hệ đã an trú ở đây, tựa núi, bám sông, nghe gió ngàn reo vui hòa điệu cùng sóng nước Đăk Bla. Ấy là Phương Quý...
Tuần lễ giao lưu sinh viên quốc tế do Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức trong những ngày cuối tháng 10 đã để lại những dư âm, ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi sinh viên. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, các sinh viên đã có cơ hội mở rộng mối quan hệ, thắt chặt tình đoàn kết, đồng thời thêm vào hành trang tri thức những bài học thực tế về khởi nghiệp, kinh nghiệm bổ ích trong việc học để định hình, phát triển trong tương lai.
Lâu nay, mỗi khi nói đến các xã biên giới là nói đến xa xôi, hiểm trở. Đăk Long cũng vậy, chỉ thoáng nghe thôi đã thấy diệu vợi. Thế nhưng, ở xã vùng biên giới này, hàng ngày, hàng giờ, người lính Biên phòng vẫn chắc tay súng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân...
Rời ngôi nhà luôn rộn rã tiếng cười ở thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi), suốt chặng đường trở về, tôi miên man nghĩ mãi về hành trình lập nghiệp của gia đình bà Phạm Thị Bàng. Dù hành trình ấy phải trải qua nhiều gian nan, nhưng đang có “cái kết có hậu” nơi vùng đất cực Bắc Tây Nguyên đầy nắng gió...
Đứng trước thách thức và khó khăn, việc làm nông không hóa chất chẳng dễ dàng. Ngoài sự nỗ lực, sáng tạo, để có thể trụ vững, những người nông dân thế hệ mới cần lắm những người bạn đồng hành, mở lối trên chặng đường phát triển.
Từ chối những công việc, cơ hội học tập tại các thành phố lớn, nhiều bạn trẻ tìm về Kon Tum bắt tay làm nông nghiệp sạch. Có tri thức, có quyết tâm, các bạn dần trở thành những “hạt nhân” nòng cốt, từng bước đưa các sản phẩm nông nghiệp hội nhập thị trường...
Nghe tôi tiết lộ ý định đi tìm hiểu viết bài về hoạt động cầm đồ, một chú em xã hội gạt đi: Thôi, anh dính vào cái "vũng bùn" ấy làm gì. Nhưng một người bạn có "thâm niên mở tiệm cầm đồ” thì lại cười: Ừ, cứ thử xem, biết đâu lại giải oan cho bọn tớ, vì cầm đồ cũng có mặt này mặt kia. Vậy thực hư là thế nào?
Trước thực trạng thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích, cám tăng trọng… tràn lan, chẳng biết tự bao giờ, việc làm nông không hóa chất lại khó đến thế. Vậy nhưng, nhiều người lại chọn cái khó để tiến đến thành công và hướng đến một nền nông nghiệp an toàn.
Được mẹ rừng thiên nhiên ưu đãi ban tặng, ngoài các dược liệu quý, mảnh đất Kon Plông còn có nhiều sản phẩm nổi bật: chuối rừng, măng nứa, gạo đỏ… Phát huy những lợi thế đó, huyện Kon Plông đã chỉ đạo các địa phương tập trung xây dựng các sản phẩm từ làng, từ xã thành đặc trưng, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bà con.
Cũng như bất kì sự khởi đầu nào, đi cùng những lợi thế, tiềm năng, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Kon Plông còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Để quãng đường từ chủ trương đúng đắn đến hành động thiết thực và hiệu quả trong thực tiễn trở nên ngắn lại, rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị tư duy và hành động.
Không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của những “lão nông tri điền”, với chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, các doanh nghiệp từng bước gỡ nút thắt, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện đại, thông minh.
Có nhiều lợi thế: quỹ đất sạch, khí hậu mát mẻ, thu hút nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao…, lại được Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/06/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh” dẫn đường, Kon Plông trở thành địa phương tiên phong, mở lối phát triển nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp thông minh) của tỉnh. Trải qua thời gian và qua những kết quả đã đạt được, ai nấy đều tin rằng, vùng đất này sẽ gặt hái nhiều quả ngọt, sẽ khẳng định được thương hiệu, nếu từ Đảng bộ, chính quyền, người dân và cho đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng chung sức, biết tưới tắm vào đất nhiều đam mê, trăn trở…
Không chỉ giàu tính đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray còn có nhiều thắng cảnh đẹp như thác nước 7 tầng, thác Khỉ, các hang động, rừng cây lùn trên ngọn “chủ sơn” cao 1.773m quanh năm mây mù giăng mắc... hút hồn du khách khi đặt chân đến nơi này. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch Chư Mom Ray hiện vẫn chưa được “đánh thức”...
Đã nhiều năm nay, khu du lịch tâm linh Đức mẹ Măng Đen, huyện Kon Plông đã trở thành điểm thu hút của nhiều du khách gần xa. Những người đến đây không chỉ để thỏa mãn nhu cầu du lịch tâm linh, mà còn được thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, nguyên sơ của huyện Kon Plông.
Từ loại rau rừng tự mọc trong thiên nhiên, một số hộ dân trên địa bàn huyện Kon Plông đã mạnh dạn đưa về trồng, biến thành đặc sản và cung ứng cho các thị trường lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh… Giờ đây, Kon Plông không chỉ có cơm lam, gà nướng, trong các bữa tiệc, bữa ăn luôn có sự hiện diện của đặc sản rau rừng. Thậm chí, nhiều người tìm đến nơi đây đôi khi chỉ vì… “phải lòng” đĩa rau xanh, đậm vị, ngon, giòn, hấp dẫn.
Tùng... tùng... tùng... cắc, tùng... tùng... tùng... tùng. Tiếng trống lân rộn rã nơi nơi. Thật khó tưởng tượng một ngày nào đó, tiết Trung thu lại không có tiếng trống lân náo nức, giục giã; không có những chú lân sặc sỡ vờn múa giữa vòng người. Nhưng mấy ai biết rằng đằng sau nhịp trống ấy là cả một câu chuyện dài...
Đến bây giờ người dân ở huyện Ia H’Drai vẫn không thể nào quên đêm mà cơn lũ quét ngang xã Ia Đal, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Nhiều hộ nông dân qua một đêm lũ về đã rơi vào cảnh khó khăn. Bằng tất cả nỗ lực, chính quyền và nhân dân nơi đây đang từng bước khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống…
Từ lâu, ông Phan Mộng Hùng (biệt danh Hùng chuối) có ý định đầu tư trồng chuối, nhưng quê ông ở vùng đồng bằng, không có nhiều đất đai để phát triển cây chuối. Khi cơ duyên đến, năm 2016, ông đầu tư mở rộng phát triển cây chuối. Và, chính nguồn thu nhập từ trồng chuối đã giúp gia đình ông có cuộc sống sung túc…
Lũ dữ đi qua xã Đăk Long (huyện Đăk Glei) đã khiến nhiều công trình cầu cống, tuyến đường ở bị sụt lún, sạt lở; 29 ngôi nhà bị hư hại và hơn 30ha cây trồng bị cát đá vùi lấp, hoặc ngập úng; hàng chục gia súc bị nước cuốn trôi… Hơn lúc nào hết, nhân dân địa phương đang cần lắm sự sẻ chia để vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.