Từ ngày 21/12/2019 đến ngày 8/1/2020, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã cử Đoàn công tác thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên Quần đảo Trường Sa. Ra với Trường Sa vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 đang đến gần, bên cạnh làm nhiệm vụ thay thu quân, trên những con tàu chở theo những phần quà Tết mang tình cảm của đồng bào cả nước đến với huyện đảo Trường Sa; thể hiện tình cảm của đất liền với các chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Nhiều tuyến đường được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới, tạo thành những “mạch máu” xuyên suốt nối dài từ thành phố đến nông thôn, đến tận các thôn, làng vùng sâu, của tỉnh. Chính những con đường ấy đã góp phần đánh thức tiềm năng ở những vùng đất xa xôi trên địa bàn, tạo đà cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với tình thương học trò nghèo và nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, hàng chục giáo viên ở xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông) đang ngày ngày tự nguyện góp quỹ nấu cơm để giữ chân học trò đến lớp.
Những ngày này, mai anh đào Măng Đen đang vào độ bung nụ khoe sắc. Trên các tuyến đường, bên ngôi biệt thự hay dưới thung lũng mờ sương, những cánh mai anh đào nhuộm hồng cả khoảng trời, mỏng manh rung rinh trong gió.
Rời chợ phiên, chị Phương vội vàng chạy đến đường Huỳnh Thúc Kháng (huyện Đăk Hà) để trò chuyện và hướng dẫn một bác bị ung thư dạ dày tập thể dục. Trong ngôi nhà nhỏ, họ chia sẻ với nhau những điều tốt đẹp. Nắng chiều vàng vọt, giọng chị ấm áp, truyền cảm như giải tỏa mọi mệt mỏi, tiếp thêm nghị lực sống cho người bệnh. Lâu lâu, những nụ cười giòn giã lại vang lên làm cho không gian càng thêm ấm cúng, giúp cuộc đời bỗng nhẹ nhàng, bình yên đến lạ.
Những ngày này, trên các tuyến đường, nhà thờ, Trung tâm thương mại, khu dân cư ở thành phố Kon Tum, không khí đón chào một mùa Giáng sinh năm 2019 thật rộn ràng, ấm áp.
Với những người đi nhiều, biết nhiều, nhưng mới lần đầu đến với Măng Đen như bạn tôi, vùng đất "ba hồ bảy thác" là một sơn nữ lộng lẫy còn e ấp, hoang dại giữa đại ngàn, đủ tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ, kích thích người ta khám phá.
Dưới nắng gió hanh hao của mùa khô, tôi về xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) giữa lúc người dân đang thu hoạch rộ cà phê. Không nhộn nhịp như mọi năm, mùa thu hoạch năm nay khá yên ắng, hiếm thấy tiếng cười trên vườn cà phê. Mất mùa, giá thấp, người dân cũng đang “đắng lòng” theo cà phê.
Như thường lệ, vào tháng 11, tháng 12, người dân Đăk Hà lại bước vào một mùa thu hoạch cà phê. Không khí rộn ràng, người người, nhà nhà tấp nập từ những đồi cà phê đến những khoảng sân phơi. Cà phê đang vào mùa, vui đấy nhưng cũng lắm nhọc nhằn.
Lâu lắm tôi mới trở lại Mô Rai - một trong các xã biên giới phía Tây Nam của huyện Sa Thầy. Trước đây, Mô Rai như một “ốc đảo” bởi giao thông chia cắt, từ khi Tỉnh lộ 674 được Nhà nước đầu tư xây dựng, dẫu còn có những đoạn lầy lội do sạt lở..., nhưng đã giúp Mô Rai thoát khỏi tình trạng biệt lập, từng ngày bừng lên sức sống mới...
Ở xã Đăk Tờ Lung (huyện Kon Rẫy) có những trường hợp các cô gái vừa tròn 14, 15 tuổi và các chàng trai cũng chỉ 17, 18 tuổi đã vội vã lập gia đình. Các cặp vợ chồng ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” sớm trở thành bố mẹ, gánh nặng gia đình khiến cuộc sống của họ luẩn quẩn trong nghèo túng và hôn nhân luôn mấp mé trên bờ vực đổ vỡ...
Những ngày này, trên cánh đồng xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum), từng thảm lúa trĩu hạt đã chín vàng. Trên khắp cánh đồng, bà con nông dân đang rộn ràng vào mùa gặt mới.
Từng là nghề mưu sinh của nhiều gia đình, nhưng giờ thì số người làm nghề đan lưới ở “xóm lưới” (đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum) chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thu nhập thấp, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm nên không ít người biết nghề đan lưới thì bỏ nghề, người trẻ thì không muốn học để nối nghiệp của cha ông. Mai này ai còn đan lưới là nỗi trăn trở của những người già trong “xóm lưới” nhằm níu giữ nghề truyền thống.
Hằng năm, vào khoảng giữa tháng 10 đến tháng 11, khi màu vàng óng của bông lúa trĩu hạt phủ khắp nương rẫy, là lúc người Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy rộn ràng tổ chức Lễ mừng lúa mới.
Phụ cấp thấp, công việc lại nhiều khó nguy nhưng những nữ nhân viên thú y ở cơ sở vẫn rất tận tình, chu đáo với công việc. Với đàn ông, công việc này đã vất vả, với phụ nữ lại càng gian nan hơn gấp bội, nhưng bằng tình yêu nghề, yêu động vật, họ luôn mỉm cười vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những ngày cuối tháng 10, nếu có dịp đến Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông), du khách sẽ được ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vàng óng trải dài tuyệt đẹp. Sắc vàng của lúa chín, hòa cùng màu xanh thẫm của núi rừng Tây Nguyên giữa tiết trời se lạnh càng điểm tô cho Măng Ri vẻ đẹp thơ mộng, đắm say lòng người.
Đam mê nông nghiệp và khoa học, nhiều hộ gia đình ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) tự bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các cơ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Chỉ cách trung tâm thành phố Kon Tum mươi phút chạy xe mô tô, nhưng vùng đất ấy vẫn giữ nguyên “hồn quê” Việt. Đến đây, vào độ tháng 10 này, tôi mê tít những cánh đồng lúa đang trải thảm vàng hút tầm mắt, những hàng dừa xanh rì rào trước gió, những dậu dâm bụt thấp thoáng bông vàng, bông đỏ trước cửa nhà… Tất cả làm nên bức tranh quê yên bình đã làm cho những người con xa xứ không khỏi nhớ nhung. Ấy là vùng đất Tân Điền (xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) - ở phía bên kia dòng Đăk Bla.
Những ngày này, trên bãi bồi sông Đăk Bla (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) sắc hồng thắm của hoa sao nhái, màu vàng rực của hoa cải, hướng dương đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.