Lòng hồ thủy điện Ya Ly có nhiều loại cá có giá trị kinh tế như lăng nha, anh vũ, thát lát, bống tai tượng... Cá lòng hồ dù là cá tự nhiên hay cá nuôi đều nổi tiếng thơm ngon. Được sự hỗ trợ của chính quyền, nhiều hộ dân làng Chờ phát triển mạnh nghề cá, từng bước xây dựng thương hiệu để đưa cá lòng hồ Ya Ly đi xa.
Các loại thú rừng được cứu hộ và đưa về Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy) đều trong tình trạng kiệt sức, bị thương nặng. Nhưng bằng tình yêu, tâm huyết những nhân viên của Trung tâm mà nhiều người thường gọi họ với cái tên trìu mến là những “bác sĩ”, “người bạn” của thú rừng vì đã cứu chữa, chăm sóc và giúp chúng tái sinh để về lại với tự nhiên.
Bằng phương pháp thủ công truyền thống từ khâu xe bông, làm sợi, nhuộm màu…, người phụ nữ Ba Na đã làm ra những sản phẩm thổ cẩm với các mẫu hoa văn đa dạng và đặc sắc.
Tôi rưng rưng ngắm bóng người lính già in lên điểm cao mang tên 1015. Ông vẫn đang mải miết đi tìm lại những ký ức xưa. Và lạ thay, trên đầu ông, đám mây trắng quấn quýt không rời, như những linh hồn liệt sĩ, đang che chở đồng đội.
Ấn tượng về Măng Đen luôn sâu đậm trong mỗi chuyến đi. Nhưng lần này không phải về một Măng Đen với những nốt trầm buồn, mà là một thị trấn chính thức nơi đỉnh đèo, đang dần sáng lên những màu sắc của phố thị.
Với các nghệ sĩ của Đoàn Nghệ thuật (Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh), những chuyến công tác về các địa phương trong tỉnh để thực hiện chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng là hành trình cảm xúc. Họ hồi hộp chuẩn bị các tiết mục, phấn khởi khi được đứng trên sân khấu và vui mừng khi những tác phẩm đem lại niềm vui, khích lệ bà con hăng hái thi đua, lao động, sản xuất, lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
“Sạch” từ khâu trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến… là những gì mà Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Tây Nguyên Farm (xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) đang thực hiện để xây nên một nông trại hữu cơ. Sản xuất từ cái tâm, cho ra sản phẩm bằng cả tấm lòng là hướng đi của Hợp tác xã để đưa ra thị trường các loại trái cây sạch, cà phê sạch.
Dù cả gia đình ngăn cản, cũng như có không ít ánh mắt tò mò, nghi ngại của xóm giềng, ông Cao Đức Ấn (thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà) vẫn bắt tay vào nuôi ruồi lính đen để làm thức ăn phục vụ chăn nuôi sạch. Hiệu quả đem lại đã cho thấy hướng đi đúng của ông Ấn.
Những khuôn mặt rám nắng, đôi bàn tay chai sần, những bộ quần áo cam bạc màu dần theo thời gian... song vượt lên trên tất cả gian nan, vất vả, những người thợ điện vùng biên luôn nỗ lực vì một dòng điện thông suốt, an toàn.
Trong chiến tranh, vùng đất dưới chân đồi Sạc Ly từng bị bom đạn cày xới, bây giờ bạt ngàn cao su và vườn trái cây sum sê xanh tốt. Trong đó nổi bật là trang trại của ông Nguyễn Duy Lơ - Giám đốc Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp và Dịch vụ Thái Thanh (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) được sản xuất theo hướng VietGAP mở ra hướng đi mới ở địa phương.
Không muốn là gánh nặng cho Nhà nước, nên dù cuộc sống chưa thực sự no đủ, vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với ý chí, sự quyết tâm, lòng tự trọng, nhiều hộ nghèo ở Đăk Tô đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Đây là điều chúng ta rất trân trọng và là tín hiệu đáng mừng bởi sự thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS nơi đây.
Với khí hậu khắc nghiệt ở vùng biên giới, việc tìm ra hướng đi phù hợp trong chăn nuôi là trăn trở của người dân ở xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai). Nuôi gà dược liệu vừa phòng, chống được dịch bệnh, vừa mang hiệu quả kinh tế cao, chính là sinh kế phù hợp mà người dân ở đây đã và đang triển khai.
Nhìn trang trại chuối tiêu hồng rộng hơn 10 ha được trồng ngay hàng thẳng lối, đều tăm tắp ai cũng tắm tắc khen ngợi. Những buồng chuối đủ lứa, to có, nhỏ có, sắp thu hoạch cũng có và dự kiến vụ thu đầu tiên khoảng hơn 4 tỷ đồng. Chủ nhân của trang trại này là anh Vũ Ngọc Hà (40 tuổi, trú xã Đăk Hring, Đăk Hà). Đây được coi là một trong những trang trại chuyên trồng chuối quy mô bậc nhất trong tỉnh.
Còn nhớ cách đây chỉ mấy năm thôi, nếu đứng từ bờ kè sông Đăk Bla thơ mộng - khu vực trước Khách sạn Indochine - nhìn về hướng Nam, chúng ta sẽ thấy một “vành đai” đồi núi nham nhở, đất đai bạc thếch, cây cối còi cọc, không có sức sống bao bọc xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum). “Vành đai” ấy nay khác rồi, cây cối ở đây đang ngày càng xanh tươi; các khe núi dưới chân “vành đai” bắt đầu sinh thủy.
Ngọc Lây là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tu Mơ Rông, 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Những năm gần đây, đời sống người dân nơi đây đang dần đổi thay từng ngày. Không những vậy, Ngọc Lây đang tích cực phát huy thế mạnh và lợi thế tập trung phát triển kinh tế các loại cây dược liệu, xây dựng Ngọc Lây trở thành vùng đất trù phú trong tương lai gần.
Nói đến rượu ghè ở xã Đăk Ngọk (Đăk Hà), người dân ở đây thường nghĩ ngay đến rượu ghè nếp cẩm Đức Nhụy. Thật vậy, thưởng thức rượu ghè nếp cẩm Đức Nhụy thơm ngon, tôi nhớ mãi không quên!
Mấy tháng nay, dịch bệnh Covid-19 hoành hành và dự báo còn kéo dài. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống và thu nhập của nhiều người, từ giáo viên đến lái xe, người làm bốc vác... Vì vậy, vừa chung tay chống dịch, họ vừa tìm việc làm phù hợp có thu nhập nhằm bảo đảm trang trải cuộc sống gia đình…
Được sinh hoạt giờ giấc thoải mái, ăn uống theo tiêu chuẩn, được chơi nhiều môn thể thao và được hỗ trợ khi có yêu cầu cần thiết… là cuộc sống của những công dân từ Lào trở về nước qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đang được cách ly y tế tại Trường Cao đẳng Cộng đồng - Cơ sở 1 (phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum).
Đại dịch Covid-19 hoành hành, hoạt động kinh tế và đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong gian khó ấy, thực hiện chủ trương “chống dịch như chống giặc”, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước chung sức ngăn chặn đại dịch và thể hiện tinh thần nhân ái sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, giúp nhau vượt qua gian khó. Những việc làm ý nghĩa và đầy tình người đang lan tỏa trong cộng đồng, thắp sáng niềm tin rằng, đất nước ta sẽ sớm “chiến thắng” dịch bệnh.
Nằm dưới chân núi Chư Mom Ray, khép mình gần khu phục hồi sinh thái, người Gia Rai ở làng Ba Rgốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy từ bao đời nay có cuộc sống hiền hòa, còn lưu giữ được nhiều phong tục, nghề truyền thống... làm nên hồn cốt của dân tộc. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm, đan lát... gắn với phát triển du lịch cộng đồng đang mở thêm hướng đi mới ở địa phương.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.