Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong những năm gần đây, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng. Rừng được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt, ngày càng giàu lên. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn vấn đề cần phải tính đến.
Từng đi nhiều nơi, nhưng chưa ở đâu tôi thấy phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và đẹp như đỉnh Ngọc Linh ở độ cao 2.605 mét. Và với những gì núi thiêng Ngọc Linh ban tặng, đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt, tránh những tác động không đáng có, làm tổn thương đến Ngọc Linh.
Trong ngày đầu triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 05/CĐ-CTUBND, ngày 31/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy người dân Kon Tum thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm túc, đúng theo quy định.
Ngọc Linh là khối núi lớn, gồm nhiều ngọn núi nằm trong dãy Trường Sơn, đỉnh cao nhất là ngọn núi Ngọc Linh (2.605 mét) – còn gọi là núi mẹ - là ngọn núi cao nhất miền Nam. Chinh phục đỉnh Ngọc Linh luôn là khát vọng của nhiều người, trong đó có tôi.
Ngày 24/3, UBND tỉnh thành lập Chốt kiểm tra y tế phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Trạm kiểm soát Sao Mai (Chốt số 1) gồm các lực lượng: Cảnh sát Giao thông tỉnh, Thanh tra Giao thông và Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum thực hiện nhiệm vụ trực 3 ca/ngày, đảm bảo thường trực tại Chốt 24/24. Các lực lượng làm việc trong Tổ liên ngành của Chốt luôn phải căng mình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra y tế đối với người và phương tiện ra vào địa phận tỉnh, nhất là vào thời điểm ban đêm, nhằm góp phần ngăn ngừa dịch bệnh.
Tuyến Quốc lộ 14C qua tỉnh có chiều dài hơn 100km, đây là một trong những tuyến đường huyết mạch, có vai trò rất lớn tạo ra sự kết nối, giao thương giữa các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực, có đóng góp tích cực vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, việc sửa chữa nâng cấp tuyến đường là hết sức cần thiết, góp phần tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ của các huyện nằm ở khu vực biên giới.
Ngọn chủ sơn Chư Mom Ray cao gần 1.800 mét, đường đi hiểm trở, nhưng có nhiều điều kỳ thú mà không phải ở nơi nào cũng có được. Việc chinh phục đỉnh Chư Mom Ray phù hợp với những du khách ưa thích du lịch mạo hiểm và thử thách. Tuy nhiên, nếu sau này mở tour du lịch chinh phục đỉnh Chư Mom Ray, chúng ta phải tính đến nhiều yếu tố.
Nhiều tháng nay, do không có mưa nên đã xảy ra hạn hán ở một số địa phương trong tỉnh. Một số hồ đập thủy lợi và nhiều giếng nước của hộ dân đã cạn, trơ đáy. Đến nay, toàn tỉnh đã có cả trăm héc ta cây trồng bị hạn, tập trung ở các huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum. Trước tình hình đó, chính quyền các địa phương, ngành chức năng và người dân đang triển khai các biện pháp chống hạn.
Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng đều mong muốn một lần trong đời được đến với Trường Sa - vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Là phóng viên trẻ nhưng tôi có may mắn được cơ quan cử tham gia Đoàn công tác thay, thu quân và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên Quần đảo Trường Sa do Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tham gia chuyến công tác này, tôi được bố trí đi trên tàu Khánh Hòa - 01 (còn gọi là Tàu bệnh viện 561) với hải trình 19 ngày, đi qua 14 đảo. Chuyến đi để lại trong tôi những ấn tượng, cảm xúc khó quên.
Lung Leng là làng đồng bào dân tộc Gia Rai của xã Sa Bình, huyện Sa Thầy. Nơi đây, từ thời tiền sử, con người đã đến lập làng sinh sống và di chỉ Lung Leng đã được các nhà khảo cổ học phát hiện cách đây gần 20 năm là một minh chứng cho sự trường tồn của nền văn hóa mang nhiều bí ẩn thời tiền sử có một không hai trên vùng đất Tây Nguyên. Ngày nay, Lung Leng vẫn thế, vẫn trầm tích với thời gian và lặng lẽ sống dâng đời bao hoa thơm, trái ngọt.
Sau một ngày lang thang trên đất Hơ Moong giữa sắc biếc của mùa xuân và ngào ngạt hương thơm hoa cà phê, tôi cảm nhận rất rõ mạch sống đang cuộn chảy, đang mạnh mẽ vươn lên nơi đây. Và tôi muốn kể lại những gì được nghe, được chứng kiến về sự đổi thay kỳ diệu ấy.
Sau những ngày nghỉ Tết, thời điểm này, người dân vùng chuyên canh cà phê Đăk Hà lại tất bật kéo máy ra vườn, rẫy tưới nước, chăm sóc để cà phê bung hoa, đậu quả. Trong cái nắng hanh hao của mùa khô, giữa bạt ngàn núi đồi, đâu đâu cũng chỉ thấy âm vang tiếng máy nổ xình xịch, nước phun trắng xóa trên các mảnh vườn cà phê.
Chủ động trước dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (nCoV), Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy đã hoàn thành công tác chuẩn bị đội phản ứng nhanh (RRT), khu khám sàng lọc, khu cách ly, phun thuốc tiêu độc, khử trùng… đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền đến người dân qua nhiều hình thức.
Trong nhịp sống hiện đại, khi việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn với các trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, thậm chí là mua bán qua internet, thì ở Đăk Hà vẫn có một khu chợ phiên tồn tại và nhộn nhịp từ những ngày đầu mới thành lập huyện đến nay.
Hòa giữa màu xanh của núi rừng Kon Tum - vùng cực Bắc Tây Nguyên, không khó để du khách được tận hưởng không khí trong lành và màu xanh bát ngát của những vườn cây với đủ loại bơ, cam, bưởi… và thỏa thuê ngắm nhìn trái cây lúc lỉu, đong đưa trên cành, chẳng khác gì đến với miệt vườn đồng bằng Sông Cửu Long. Đó chính là thành quả của những con người “chân lấm tay bùn”, dám suy nghĩ và hành động, biến những vùng đất khô cằn, “bom cày đạn xới” năm xưa thành “miệt vườn” cho hoa trái ngọt lành.
Coắt là loại bánh truyền thống của người Giẻ Triêng có hình thon dài với một đầu nhọn, một đầu tròn. Nguyên liệu làm coắt là nếp thơm, được người dân tinh chọn đầu tiên sau mùa thu hoạch lúa chín vàng trên đồng ruộng, rồi gói vào chiếc lá dong. Vào dịp lễ hội hay ngày vui ở làng, bà con đều làm Coắt. Bởi vậy, Coắt luôn hiện hữu trong cuộc sống ở làng như nếp nhà, hồn làng.
“Chuột quý tộc” là tên gọi của người dân trồng sâm Ngọc Linh ở vùng Tu Mơ Rông gán cho những “chú tý” sống ở vùng sâm và chuyên “trộm” sâm Ngọc Linh làm thức ăn. “Chuột quý tộc” là mối lo của người trồng sâm, nhưng khi được chế biến thành món đặc sản thì ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên…
Dịp Tết Nguyên đán năm nay, người dân huyện Sa Thầy vô cùng vui mừng và phấn khởi vì lần đầu tiên trên địa bàn được tổ chức Hội chợ hoa xuân. Hội chợ hoa thu hút nhiều nhà vườn và thương lái từ khắp nơi vận chuyển hoa cảnh, cây cảnh về buôn bán rất nhộp nhịp.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.