Sinh ra trong một gia đình Xơ Đăng có truyền thống ủ rượu ghè, nhưng chị Y Phương (35 tuổi) ở thôn Năng Nhỏ 2, xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông) lại tìm hướng đi mới cho nghề làm rượu của gia đình. Với việc sử dụng hạt ngũ vị tử ngâm rượu, chị đã xây dựng được thương hiệu rượu mang chính tên mình.
Vượt qua những khó khăn và cả những lần thất bại, các chuyên viên kỹ thuật ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen, huyện Kon Plông đã và đang sản xuất thành công những cây giống, hạt giống có giá thành rẻ, đạt chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Vào một ngày đẹp trời tháng 9 vừa qua, chúng tôi đã thực hiện cuộc hành trình để khám phá miền biên viễn Ia H’Drai- mảnh đất có 3 nhà máy thủy điện và có thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Một lần thưởng thức sầu riêng, bơ, mít... của một nhà vườn ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum), tôi cứ vương vấn mãi. Như là duyên nợ buộc tôi trở lại. Và lần này, cây trái từ các nhà vườn ở xã Ia Chim để lại trong tôi những ấn tượng khó quên cùng dự cảm tốt lành về vùng chuyên canh cây ăn quả.
Chỉ sau vài năm, trở lại làng Nú Vai- căn cứ cách mạng trong kháng chiến- một làng vùng sâu của xã Đăk Kroong (huyện Đăk Glei) nằm trong thế ngõ cụt, tôi thật sự ngỡ ngàng trước những đổi thay về mọi mặt đời sống của người Giẻ (một nhánh của dân tộc Giẻ- Triêng) nơi đây.
Trong việc phát triển các nghề truyền thống, việc khôi phục và giữ gìn nghề thổ cẩm là một những yếu tố làm nên bản sắc dân tộc. Ý thức được điều này, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Ban Dân tộc tỉnh, người Gia Rai ở làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) phát triển nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, việc phát triển nghề dệt thổ cẩm vẫn còn nhiều nỗi niềm và cần tiếp tục có sự quan tâm nhiều hơn nữa.
Trong những ngày diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, phóng viên Báo Kon Tum đã có mặt và ghi lại khoảnh khắc bên lề Đại hội.
Sáng 23/9, tại Hội trường Ngọc Linh (thành phố Kon Tum), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức Khai mạc. Dự Đại hội có 346 đại biểu của 14 đảng bộ trực thuộc, đại diện hơn 29 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh. Đại hội diễn ra từ ngày 22-25/9/2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đến gần. Những ngày này, tại thành phố Kon Tum - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh được trang hoàng rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, biểu ngữ, tạo không khí tưng bừng, phấn khởi trong toàn dân hướng về Đại hội.
Những ngôi nhà kiên cố, ngôi làng khang trang, hệ thống điện, đường, trường, trạm được sửa chữa, xây dựng kiên cố, cái đói cái nghèo cũng dần được đẩy lùi... là những gì chúng ta có thể nhận thấy khi đến với Tu Mơ Rông hôm nay.
Phải có đến mấy năm, tôi mới trở lại Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà. Anh Phạm Ngọc Nhẫn – Trưởng ban quản lý thông báo một tin vui: Quỹ sinh kế cộng đồng (từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng) được các cộng đồng sử dụng hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Không rõ vì sao mà từ lâu gạo nếp than ở xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) khi nấu cơm lam, làm bánh toxoi koe (bánh sừng trâu), rượu ghè nổi tiếng thơm ngon. Gạo nếp than, rượu ghè nếp than... đang được người dân và chính quyền địa phương quan tâm xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển.
Lan rừng với vẻ đẹp tự nhiên, hương thơm quyến rũ đã trở thành thú vui của nhiều người, nhiều gia đình. Để mang những cành lan đến với người chơi, người hái lan rừng phải đánh đổi nhiều thứ, đối mặt với nhiều mối nguy hiểm khó lường.
Đăk Pxi là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Hà, gần 100% dân số là người đồng bào DTTS. Với sự nỗ lực, đoàn kết, tích cực lao động của đồng bào các dân tộc, Đăk Pxi đang đổi thay từng ngày và hứa hẹn một vùng đất trù phú, đầy triển vọng trong tương lai.
Lòng hồ thủy điện Ya Ly có nhiều loại cá có giá trị kinh tế như lăng nha, anh vũ, thát lát, bống tai tượng... Cá lòng hồ dù là cá tự nhiên hay cá nuôi đều nổi tiếng thơm ngon. Được sự hỗ trợ của chính quyền, nhiều hộ dân làng Chờ phát triển mạnh nghề cá, từng bước xây dựng thương hiệu để đưa cá lòng hồ Ya Ly đi xa.
Các loại thú rừng được cứu hộ và đưa về Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy) đều trong tình trạng kiệt sức, bị thương nặng. Nhưng bằng tình yêu, tâm huyết những nhân viên của Trung tâm mà nhiều người thường gọi họ với cái tên trìu mến là những “bác sĩ”, “người bạn” của thú rừng vì đã cứu chữa, chăm sóc và giúp chúng tái sinh để về lại với tự nhiên.
Bằng phương pháp thủ công truyền thống từ khâu xe bông, làm sợi, nhuộm màu…, người phụ nữ Ba Na đã làm ra những sản phẩm thổ cẩm với các mẫu hoa văn đa dạng và đặc sắc.
Tôi rưng rưng ngắm bóng người lính già in lên điểm cao mang tên 1015. Ông vẫn đang mải miết đi tìm lại những ký ức xưa. Và lạ thay, trên đầu ông, đám mây trắng quấn quýt không rời, như những linh hồn liệt sĩ, đang che chở đồng đội.
Ấn tượng về Măng Đen luôn sâu đậm trong mỗi chuyến đi. Nhưng lần này không phải về một Măng Đen với những nốt trầm buồn, mà là một thị trấn chính thức nơi đỉnh đèo, đang dần sáng lên những màu sắc của phố thị.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.