Không quản ngại khó khăn, gian khổ; vượt qua thời tiết khắc nghiệt, những chiến sĩ trên mặt trận chống dịch nơi tuyến đầu vẫn hàng ngày bám trụ, kiên quyết không bỏ lọt người và phương tiện đi vào, qua tỉnh nhằm ngăn, phòng dịch lây lan, bảo vệ thành quả và sức khỏe cho nhân dân… Đó là những gì mà các chiến sĩ nơi tuyến đầu đang ngày đêm nỗ lực ở cửa ngõ vào tỉnh.
Hòa chung không khí với cử tri cả nước, ngày 23/5, cử tri tỉnh Kon Tum nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại 696 tổ bầu cử (khu vực bỏ phiếu) để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Những ngày này, trên các tuyến phố phường hay các thôn làng vùng sâu, vùng xa đều rộn ràng không khí hướng về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Dưới nắng ươm vàng, gió mang hơi nước, hơi sương từ đồng ruộng tỏa ra mát rượi, tôi nhìn ruộng lúa thơm trên cánh đồng thôn 2, xã Đăk La (huyện Đăk Hà) đang cúi bông trải dài ngút tầm mắt, hạt lúa no tròn... khiến lòng không muốn rời xa. Người dân ở đây cũng rất tự hào về lúa gạo thơm Đăk La.
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã đến gần, cùng với cả nước, các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để người dân, cử tri hiểu, đi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Cây cầu bê tông cốt thép kiên cố, sừng sững bắc qua dòng sông Đăk Pne; những chiếc xe bon bon nối đuôi nhau, những đứa trẻ tung tăng đi đến trường trên cây cầu mới… Những hình ảnh đó đến nay đã trở thành hiện thực mà người dân thôn 6, xã Tân Lập vẫn cứ tưởng là mơ. Ai ai cũng mừng vui.
Tham gia cách mạng từ khá sớm và gắn bó đời mình với sự nghiệp của cách mạng, A Hiền - “chim chơ rao” của núi rừng năm xưa và “đầu tàu” hôm nay, là một câu chuyện đẹp ở làng Rờ Kơi, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy.
Chiến dịch ra quân lập lại trật tự đô thị đang được thành phố Kon Tum triển khai với quyết tâm xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, mua bán; đặt biển hiệu, biển quảng cáo; dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông.
Dù khó khăn vất vả, căng mình tuần tra, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, nhưng khi về đồn những chiến sĩ biên phòng lại trở thành người thầy, người cha để chăm lo cho những mảnh đời bất hạnh. Họ đang âm thầm viết nên câu chuyện đẹp, nghĩa tình nơi biên giới đầy nắng gió.
Năm lần bảy lượt thất bại, “xôi hỏng bỏng không”, vốn cạn kiệt, nhưng anh Đoàn Quốc Anh Khôi (35 tuổi, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) vẫn quyết tâm chinh phục đông trùng hạ thảo. Và rồi, có công mài sắt có ngày nên kim, sau 6 năm ròng rã nghiên cứu, tìm tòi, sản xuất, anh đã trở thành người đầu tiên trên địa bàn tỉnh thành công trong việc sản xuất giống, nhân giống và làm ra nhiều các sản phẩm đông trùng hạ thảo.
Nhộn nhịp, hối hả, khẩn trương là những gì chúng tôi ghi nhận được khi đi thực tế trên các công trình xây cầu vượt sông Đăk Bla. Hàng chục kỹ sư, công nhân đang chạy đua với thời gian để nối nhịp cầu, kết nối đôi bờ sông Đăk Bla nhằm đáp ứng niềm khao khát, ước nguyện của người dân Kon Tum.
Mùa khô năm nay, dưới chân cầu Đăk Bla (thành phố Kon Tum) hình thành một bãi cát dài, rộng và trắng mịn tựa như bãi biển trên cao nguyên. Đây là món quà bất ngờ của thiên nhiên thu hút người dân đến thư giãn, “giải nhiệt” dưới cái nóng bức của mùa khô Tây Nguyên.
Từ câu chuyện với nghệ nhân A Hải và những người Xơ Đăng có uy tín ở làng Kon Kôm, xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà), tôi nhận thấy những giá trị văn hóa đã tạo nên hồn cốt của một cộng đồng, một dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là nền tảng quan trọng để người dân vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
Ngay từ những ngày đầu Xuân, trên công trường thi công Quốc lộ 24, hàng trăm kỹ sư, công nhân cùng thiết bị cơ giới hiện đại của các đơn vị thi công huy động đến công trường. Không khí làm việc rất hối hả, nhộn nhịp và khẩn trương, tất cả vì mục tiêu sớm hoàn thiện và đưa các công trình vào sử dụng.
Nhắc đến xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai), nhiều người thường nghĩ đến vùng đất biên cương khô cằn, nắng nôi oi bức. Nhưng giờ đây, mảnh đất biên cương này đang từng ngày khởi sắc bởi những mô hình kinh tế của đoàn viên, thanh niên.
Hơn 45 năm định cư ở vùng đất Kon Tum, cộng đồng người Quảng Ngãi đã phát huy tinh thần kiên cường, vượt khó, ổn định cuộc sống và tích cực đóng góp xây dựng quê hương thứ 2 ngày càng phát triển.
“Gần 30 hộ nuôi heo sọc dưa sạch, có nhiều hộ nuôi hàng đàn heo, nhưng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, con heo sọc dưa vẫn không đáp ứng nhu cầu thị trường. Và con heo sọc dưa sạch đang góp phần giúp người dân nâng cao đời sống và tạo được dấu ấn ở địa phương” – ông Nguyễn Phúc Đoan, Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi chia sẻ.
Buổi sáng, khi ông mặt trời vừa nhô lên khỏi rặng núi trước làng, nhiều bà, nhiều chị người dân tộc Gia Rai ở làng Rắc, xã Ia Xiêr, huyện Sa Thầy miệt mài ngồi dệt thổ cẩm. Không chỉ có một hai người, ở làng Rắc có hàng chục chị em vẫn thường xuyên gắn bó và giữ nghề dệt thổ cẩm.
Hội chợ hoa xuân Tân Sửu 2021 được tổ chức từ ngày 30/1 đến hết đêm ngày 11/2 (tức đêm 30 Tết) tại đường Trần Phú (đoạn giao với đường Trường Chinh đến ngã 5 bùng binh Đăk Cấm) thuộc phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum). Hội chợ quy tụ hơn 200 hộ kinh doanh với hơn 450 gian hàng. Những ngày qua, Hội chợ thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào tỉnh, những ngày qua, các chốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 đã được tái kích hoạt lại ở các cửa ngõ ra vào của tỉnh. 24/24 giờ, các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, nhân viên y tế, công an…không quản ngày đêm, giá rét, bằng tất cả sự nhiệt tình, trách nhiệm đang nỗ lực hết mình để kiểm soát người, phương tiện ra nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào tỉnh.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.