6h30 ngày 4/5, tàu thả neo, đưa các đại biểu tới thăm đảo Sơn Ca. Đảo Sơn Ca là một đảo cát nhỏ thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, cách cảng Cam Ranh 331 hải lý (613km) về phía đông. Đảo này là một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.
Sau hơn 30 giờ hành trình trên biển, 14h ngày 3/5, tàu thả neo, 18 chuyến xuồng đưa đại biểu thăm đảo Song Tử Tây và đảo Đá Nam, trong đó có 16 chuyến xuồng đưa đại biểu thăm dào Song Tử Tây. Đoàn Kon Tum có 18 đại biểu được tới thăm đảo Song Tử Tây, 2 đại biểu thăm đảo Đá Nam.
Chiều 1/5, tại hội trường Khách sạn Trường Sa (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà), đoàn công tác số 12 tổ chức họp triển khai kế hoạch đi thăm, làm việc tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2018.
Nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Trường Sa, đảo nổi An Bang gây nhiều ấn tượng với chúng tôi khi lần đầu tiên đến đảo. Ấn tượng với An Bang không chỉ bởi vẻ đẹp dịu dàng của đảo mà còn bởi việc tiếp cận và là hòn đảo khó vào nhất...
Sáng 28/3, tại Quảng trường trung tâm huyện Kon Plông, UBND huyện Kon Plông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Đến với Trường Sa vào dịp tháng 5/2017, ngót nghét đã 10 tháng trôi qua, song kỷ niệm trong tôi về một vùng biển, đảo thân yêu, nơi muôn trùng hải lý vẫn luôn luôn hiển hiện. Ở đó, là sự giàu đẹp của biển khơi! Nơi có các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ đất trời, những cán bộ, giáo viên với những công việc thầm lặng..., để cùng góp sức xây dựng biển đảo, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Cơn bão số 16 được đánh giá là cơn bão mạnh gây thiệt hại không nhỏ về công trình hạ tầng, hệ thống năng lượng, rau xanh… cho các đảo trên quần đảo Trường Sa. Bão tàn phá nặng, nhưng với sự kiên cường của các chiến sĩ ở Trường Sa, những mầm xanh mới đang hồi sinh, phát triển mạnh mẽ…
Rẽ sóng vươn khơi, những chuyến tàu đầu năm 2018 của Vùng 4 Hải quân mang hơi ấm đất liền đến với quần đảo Trường Sa thân yêu. Không khí đón xuân càng trở nên rộn ràng, các đảo tổ chức đón xuân sớm, tổ chức lễ chia tay đồng đội vào đất liền và đón những đồng đội mới ra nhận nhiệm vụ tại đảo khi các chuyến tàu mang hàng tết đến với các đảo trên quần đảo Trường Sa.
Rẽ sóng, vượt biển khơi, qua bao cơn sóng to, gió lớn, những chuyến tàu đã mang tình cảm, quà tết của đất liền đến với quân và dân trên quần đảo Trường Sa thân yêu một cách vẹn toàn. 20 ngày lênh đênh trên biển đến Trường Sa, chúng tôi càng thêm khâm phục sự vững vàng của chiến sĩ Hải quân nơi đầu sóng ngọn gió ngày đêm canh giữ bảo vệ vùng trời biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày 23/1, các tàu mang số hiệu 490, 561, 571 và 996 đã cập bến quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) kết thúc chuyến hải trình thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang công tác, sinh sống trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Nhân dịp Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018, từ ngày 6-23/1, hàng trăm tấn quà, hàng Tết của đất liền tập kết trên 4 chuyến tàu được Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Quân chủng Hải quân) vận chuyển đến quân và dân trên các đảo, các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đón Tết.
Trong tháng 1/2018, Câu lạc bộ Tuổi trẻ “Vì biển đảo quê hương” thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức các buổi triển lãm ảnh về Trường Sa trên các điểm đảo và nhà giàn trên quần đảo Trường Sa của Tổ quốc.
Là tỉnh không tiếp giáp với biển, nhưng nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của biển, đảo Tổ quốc; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các ngành, địa phương liên quan và các cơ quan báo chí, truyền thông, công tác tuyên truyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh luôn được đẩy mạnh, thường xuyên, tích cực và hiệu quả. Qua đó, đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Cho tới tận bây giờ, dù đã hơn 7 tháng trôi qua, nhưng hình ảnh về giây phút chia tay lưu luyến của đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo với cán bộ, chiến sĩ Hải quân và nhân dân trên đảo Trường Sa trong tôi, vẫn như mới hôm nào đây thôi.
39 thành viên đoàn công tác tỉnh Kon Tum, trong đó có 12 diễn viên Đoàn nghệ thuật tỉnh do đồng chí Đặng Thanh Long – Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã nhanh chóng hoà nhập với đoàn công tác số 11 thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1.
Đã từ lâu lắm, tôi đã nghe người ta nhắc nhiều tới cây phong ba ở Trường Sa, một loài cây ở miền khí hậu khắc nghiệt, những vẫn sinh sôi phát triển trong bão táp, mưa sa, làm giàu đẹp thêm cho vùng đất nơi cực đông của Tổ quốc. Cũng bởi đặc tính đó, cây phong ba còn được gắn liền với biểu tượng của người chiến sĩ Hải quân, những người hiên ngang bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Cùng với đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn huyền thoại, đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là tuyến chi viện chiến lược góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra một trang sử vẻ vang mới cho dân tộc Việt Nam.
Lần đầu tiên được đến với Trường Sa, được cảm nhận sự mặn mòi của biển cả, được ngắm, được đi giữa một vùng trời nước mênh mông của Tổ quốc, tôi thấy mình thật sự may mắn và hạnh phúc. Trong chuyến đi ấy, tôi có dịp gặp gỡ các chiến sĩ Hải quân, cán bộ và người dân đang ngày đêm kề vai, sát cánh cùng chung sức xây dựng, bảo vệ vùng đất, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Từ trải nghiệm thực tế, tôi càng thêm cảm mến về họ, cho dù đó chỉ là những phút giây chuyện trò ngắn ngủi.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.