• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Hướng về biển đảo quê hương

Những công dân nhí trên đảo Trường Sa

28/05/2018 07:10

Trong chuyến công tác ra thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa vào những ngày đầu tháng 5/2018 của đoàn công tác số 12, tôi đặc biệt ấn tượng với những công dân nhí trên đảo Trường Sa - những chồi non đang vững chãi trưởng thành trên quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Gặp những chủ nhân tương lai của đảo Trường Sa (còn được sử dụng rộng rãi là Trường Sa Lớn) ngay khi giờ học buổi chiều vừa kết thúc. Mặc dù là khách lạ, nhưng khi tôi vừa bước chân vào lớp, các bé đã ùa lại quanh tôi, ôm vai, bá cổ hết sức thân thiện.

Lớp học khang trang, sạch đẹp, từ cách sắp xếp bàn ghế đến trang trí trên các bức tường trong lớp đều rất “đặc biệt”. Như đoán được suy nghĩ của tôi, thầy giáo Đồng Minh Hiệp – người tình nguyện ra đảo gieo chữ đã được 5 năm, vui vẻ giới thiệu: Trường Tiểu học thị trấn Trường Sa có 2 giáo viên nam và hơn chục học sinh, từ mẫu giáo lớn đến lớp 5, các em học chung 1 phòng. Đây là lớp học đặc biệt “6 trong 1”, 2 thầy giáo luân phiên đứng lớp, vừa làm thầy dạy kiến thức, vừa làm mẹ để dỗ dành các bé mẫu giáo, lớp 1. Do là lớp ghép “6 trong 1” nên các thầy hết sức vất vả, đồng thời phải linh hoạt để chương trình giảng dạy đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường học và nhà dân chỉ cách nhau mấy bước chân, vì thế ngoài giờ học ở trường, buổi tối các thầy thường tới tận nhà để đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các em học bài. Về phía học sinh, tuy ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng các em luôn yêu thương, biết bảo ban, giúp đỡ lẫn nhau như trong một gia đình. Đặc biệt, khi có các đoàn công tác ra thăm đảo, vào lớp học tặng quà, các em rất lễ phép, sẵn sàng nhường hoặc đổi món quà mình thích cho bạn…

Ấn tượng với lớp học đặc biệt, tôi nán lại khá lâu để trò chuyện cùng các công dân nhí. Vui với sự hồn nhiên, trong trẻo của các bé, song tôi cũng thật sự ngỡ ngàng trước suy nghĩ chín chắn cùng ước mơ “lớn trước tuổi” của các em.

Bé Nguyễn Trà My (lớp 4) thủ thỉ với tôi: Nhà con ở Cam Ranh (Khánh Hòa), nhà có 3 anh em, con là út. Hai anh của con đã lớn, theo cha mẹ đi đánh bắt cá trên biển. Con không biết bắt cá, nhưng con sẽ chăm học để sau này làm bác sĩ, ra đảo chữa bệnh cho ngư dân.

Không còn vẻ sôi nổi như lúc mới gặp, cô bé lớp trưởng Tô Phương Linh (lớp 5) lại có vẻ đượm buồn khi trò chuyện cùng tôi. Cô bé cho biết: Con buồn vì chỉ ít ngày nữa thôi con sẽ phải xa đảo, xa cha mẹ, xa thầy giáo và các bạn, các em để về đất liền học lớp 6. Nhà con có 2 chị em, chị gái đang học năm thứ 3 trường Sĩ quan Thông tin ở Khánh Hòa…Con yêu đảo, con mong đảo luôn được bình yên. Lớn lên con sẽ học ở Học viện Quân đội và trở lại đảo làm việc như các chú Hải quân.

Trò chuyện cùng các công dân nhí trên đảo Trường Sa. Ảnh: H.T

 

Bé Nguyễn Phong Đạt (lớp 5) và bé Lê Thị Khánh Linh (lớp 3) lại ước mơ sau này sẽ trở thành thầy, cô giáo dạy học ở đảo như thầy Hiệp, thầy Việt…

Trò chuyện cùng các bé, quả thật tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Mỗi bé mỗi ước mơ, song tất cả đều mong ước sau này sẽ trở lại đảo, nơi gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ của các em.

Tôi cứ miên man suy nghĩ, phải chăng ở nơi đầu sóng ngọn gió, các em lớn lên bên tiếng sóng vỗ, bên những cây bàng vuông, phong ba, bão táp; trong sự yêu thương, đùm bọc của mọi người, cùng hình ảnh những chiến sĩ Hải quân kiên cường, ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương…đã nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tình yêu biển đảo, tình yêu quê hương đất nước và chắp cánh cho những ước mơ của các em?

Chia tay những công dân nhí trên đảo Trường Sa, hành trang tôi mang theo về đất liền là ánh mắt trong veo của bé Thái Bình Hải Thùy (2 tuổi)- em bé được sinh ra bên những con sóng bạc đầu, trong niềm vui vỡ òa của quân và dân trên đảo, là sự hồn nhiên, khỏe khoắn, là những tiếng cười rộn rã và ước mơ tiếp bước cha anh của các bé: Khánh Linh, Phương Linh, Trà My, Phong Đạt…

Tôi tự hào vì Trường Sa hôm nay đang từng ngày thay da đổi thịt, căng tràn nhựa sống. Và các em, những mầm non trên đảo chính là biểu hiện sống động cho sức sống mãnh liệt ở nơi đây, là sự tiếp nối của các thế hệ người Việt luôn kiên trung, vững vàng nơi đầu sóng.

Mong mọi điều tốt đẹp đến với các em. Cả nước luôn hướng về các em, về biển đảo thân yêu.                                                            

Hoàng Thúy

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • Tự tình với biển
  • Thanh xuân gửi lại Trường Sa
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng- Kỳ III: Thiêng liêng lời thề giữa trùng khơi
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ II: “Hòn ngọc” xanh giữa biển Đông
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ I: “Gieo” chữ nơi đầu sóng
  • Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc
  • Thiêng liêng Lễ chào cờ ở Trường Sa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by