Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp. Bởi vậy, công tác nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng mới được tỉnh ta thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên hiện nay, huyện Ia H’Drai đã cơ bản ngăn chặn được tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lập lại trật tự trong quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP); Quyết định 1392/QĐ-UBND ngày 12/12/2018 của UBND tỉnh về Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, thị trấn lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, nổi trội của địa phương mình để đăng ký, xây dựng lộ trình thực hiện và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Trong 3 ngày 21-23/10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 mở lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị HTX thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế cho 50 học viên là cán bộ quản lý các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sáng 21/10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt Nam-Lào và ký kết biên bản ghi nhớ giữa Sở NN&PTNT Kon Tum với Sở Nông lâm tỉnh Attapư (nước CHDCND Lào).
Đến nay, toàn tỉnh có 4 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia. Những sản phẩm này đã tạo dấu ấn riêng, đó là khai thác được lợi thế về vùng nguyên liệu, đặc trưng riêng của tỉnh và tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Bằng nhiều nguồn lực đầu tư khác nhau, những năm gần đây, thành phố Kon Tum triển khai xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn, quyết tâm xóa nhiều tuyến “đường nông thôn” trong các phường nội thành.
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần giúp kinh tế-xã hội của huyện Tu Mơ Rông có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện nghèo, xuất phát điểm thấp nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới vẫn gặp nhiều trở ngại, rất cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2020), thành phố Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng nâng cao. Những kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới là bài học vô cùng quý báu cho Đảng bộ, chính quyền các cấp ở thành phố Kon Tum trong lãnh đạo, điều hành và quản lý.
Với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) đã hoàn thành 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện, địa phương đang dồn lực cho việc thực hiện các tiêu chí còn lại với quyết tâm về đích nông thôn mới vào cuối năm 2019, đúng theo kế hoạch đề ra.
Ngày 12/10, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 14 năm (2005-2019) thực hiện mối liên kết “4 nhà” và gặp mặt doanh nhân nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2019).
Năm 2019 là năm thứ 15 kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2019).
Sáng 11/10, UBND xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tiến hành tiêu hủy gần 1.000 con gia cầm của hộ gia đình ông Nguyễn Đình Tập, trú tại thôn Hòa Bình (xã Đăk Kan) do nhiễm virut cúm A/H5N6.
Chiều 9/10, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Đăk Glei cho biết, UBND huyện vừa ban hành Quyết định công bố bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện.
Ngày 7/10, Sở Công thương tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 9 tháng và triển khai phương hướng hoạt động của các tháng cuối năm 2019.
Ngay sau khi trên địa bàn huyện xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, các cấp chính quyền huyện Đăk Tô triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan sang đàn lợn trên địa bàn.
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, diện mạo kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn của tỉnh đã có những thay đổi căn bản, toàn diện; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội được đầu tư đồng bộ, nhận thức của người dân về NTM được nâng lên rõ rệt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng cao; văn hóa truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững…
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, các cấp ủy đảng ở huyện Đăk Tô đã lãnh đạo đưa công tác tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân kịp thời. Qua đó, giải quyết cơ bản nguồn vốn phát triển kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân...
Việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh nếu phát triển tốt sẽ góp phần hạn chế tình trạng sản phẩm nông nghiệp trong nước “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”; tạo ra sản phẩm hàng hoá qua chế biến phong phú, đa dạng và có chất lượng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.