• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Trăn trở du lịch nông nghiệp

23/11/2019 06:14

Phát huy lợi thế từ thiên nhiên, khí hậu, một số hộ nông dân đã mạnh dạn tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế: kết hợp giữa làm nông nghiệp với du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, họ gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện...

"2 trong 1"

Mất gần 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi mới băng qua được con đường đất đỏ ngoằn ngoèo với những con dốc cao để đến được nơi anh Trương Phi Tứ (thôn 2, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đang thực hiện ý tưởng làm du lịch nông nghiệp.

Để “con ngựa sắt” vào gốc cây bên vệ đường, ngồi trên tảng đá to đầu dốc phóng tầm mắt ra xa, thành phố Kon Tum như được thu nhỏ trong đôi mắt. Uống ngụm nước, anh Tứ bảo, ở thành phố ồn ào, tấp nập, chắc chắn sẽ có người thích khung cảnh bình yên, nằm trên đá, nghe suối hát, thưởng thức cơm lam, rượu ghè. Đó cũng là suy nghĩ khởi nguồn khiến anh bắt tay thực hiện ý tưởng làm nông nghiệp kết hợp với du lịch.

Ngoài việc trồng, chăm sóc 7ha sa nhân, anh Tứ dựng một căn chòi nhỏ phủ bạt rồi làm một cái ao nhỏ thả cá. Chỉ ra vạt tre nứa xa xa, anh bảo, sắp tới anh sẽ nuôi gà, khi du khách cần, anh chặt ống lồ ô, nấu cơm lam và làm gà nướng tại chỗ. Ngoài việc phục vụ ăn uống, anh còn mở lối vào những con thác, con suối nhỏ, bãi đá giữa rừng để du khách tham quan, trải nghiệm.

Cũng có ý tưởng làm nông nghiệp kết hợp du lịch như anh Tứ, nhưng anh Nguyễn Ngọc Thịnh (thôn 4, xã Hòa Bình) lại chọn con đường sưu tầm, làm vườn, nhân giống nhiều loại lan rừng quý để thu hút du khách. Trong khoảnh vườn 1.000m2, anh Thịnh sắp xếp, chăm chút từng giò lan. Ngoài sắc đẹp, những nhánh lan rừng còn đem lại mùi thơm dễ chịu.

Anh Tứ trồng sa nhân, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện ý tưởng làm du lịch nông nghiệp. Ảnh: HT

 

“Người yêu thích lan rừng ngày càng nhiều, nếu mình xây dựng một vườn lan bài bản, nhân được nhiều loại lan rừng quý sẽ thu hút được khách du lịch khắp nơi. Đây là hướng làm mới, mình cứ thực hiện ý tưởng để thỏa đam mê cũng như tạo bước đột phá cho bản thân” –anh Thịnh cho hay.

Không riêng anh Thịnh, anh Tứ, những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh khí hậu ôn hòa, những người nông dân chân lấm tay bùn đã mạnh dạn thay đổi tư duy, kết hợp giữa làm nông nghiệp và du lịch thay vì làm nông đơn thuần.

Như tại huyện Kon Plông, các trang trại làm nông nghiệp không chỉ sản xuất các sản phẩm đặc trưng mà còn trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Nhiều du khách đến Măng Đen để được đắm mình vào không gian hoang sơ của đại ngàn, được xuýt xoa trong cái se se lạnh, thưởng thức ẩm thực, đồng thời tham quan những mảnh vườn dâu tây, vườn rau, cây ăn trái…

Còn nhiều trăn trở

Ý tưởng được vạch ra, bắt đầu đi vào thực hiện mọi việc, nhưng anh Tứ vẫn còn lắm băn khoăn, trăn trở, bởi theo anh "chuyện làm du lịch vẫn còn mờ mịt quá". Anh bảo, anh có thể bỏ vốn đầu tư sửa sang lại con đường để tiện trong việc di chuyển, trải nghiệm, nhưng điều anh lo lắng nhất chính là việc thu hút khách.

“Đa số du khách nước ngoài thích trải nghiệm nhưng mình hạn chế về ngôn ngữ, rất khó để giao tiếp. Hơn nữa, làm sao để quảng bá, để thu hút khách cũng là một trong những khó khăn. Trước mắt, mình vẫn thử nghiệm, vừa làm vừa giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm” – anh Tứ bộc bạch.

Mấy năm nay, lão nông Lê Xuân Phục ở xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) xây dựng thêm nhà chòi trong vườn cây ăn trái rộng hơn 2ha để bắt tay vào làm du lịch nông nghiệp. Đồng thời, ông còn chuẩn bị đầy đủ chăn, gối, nệm, các vật dụng thiết yếu; nuôi thêm đàn gà, heo rừng và làm rượu thanh long ruột đỏ để sẵn sàng phục vụ du khách. Chuẩn bị đầy đủ, tính trước tính sau kỹ càng nhưng lượng khách du lịch đến vẫn chưa đáng kể.

Ông Phục cho biết, do trái đường, lại hơi xa, nên lượng khách vẫn chưa nhiều. Hơn thế, nguồn nước nơi đây cũng khan hiếm, việc xây dựng, làm theo ý tưởng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Mô hình làm du lịch nông nghiệp phát triển ở Măng Đen. Ảnh: HT


Bên cạnh việc xây dựng ý tưởng, người nông dân phải bỏ công sức cũng như phải có nguồn vốn để đầu tư. “Ý tưởng của tôi không chỉ dừng lại tại đây nhưng nguồn vốn còn eo hẹp nên thực hiện chưa được như mong muốn” – ông Phục bộc bạch.

Du lịch nông nghiệp là hướng đi vừa giúp tiêu thụ hiệu quả hàng hóa nông nghiệp tại chỗ, vừa đem lại thu nhập từ việc hút du khách, qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, thực tế nhận thấy, phần lớn các hoạt động du lịch nông nghiệp đều mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự kết hợp, chưa để lại điểm nhấn ấn tượng trong lòng du khách. Bên cạnh đó, dù có quyết tâm, sẵn sàng bứt phá nhưng đa số nông dân chưa có đủ kỹ năng để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp dẫn đến việc gặp khó trong thu hút, giữ chân du khách.

Để du lịch nông nghiệp phát triển bền vững và tạo ra những sản phẩm du lịch nông nghiệp có chất lượng, nông dân cần có sự trợ giúp của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý du lịch trong việc định hướng, quảng bá. Bên cạnh đó, nông hộ cần chủ động liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành để xây dựng, thực hiện các tour du lịch nhà vườn hấp dẫn.

“Nếu được đồng hành, được hỗ trợ vốn và quảng bá, xây dựng hình ảnh, chúng tôi sẽ cố gắng phát huy thế mạnh, phát triển mạnh mô hình du lịch nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời góp phần giúp Kon Tum có mặt trên bản đồ du lịch” – anh Tứ chia sẻ.                        

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by