Trưa 30/10, ông Nguyễn Quảng- Giám đốc Công ty cổ phần quản lý đường bộ Kon Tum cho biết, đến gần 9h sáng cùng ngày, đơn vị đã khắc phục sạt lở, thông tuyến đường Trường Sơn Đông đoạn đi qua xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông).
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Kon Rẫy tích cực triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giúp các hộ nghèo, cận nghèo có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tỉnh đã và đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh, với tinh thần “đồng hành và phục vụ”. Và đó chính là những động lực để nhiều doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Là một trong những công trình trọng điểm, cấp bách của địa phương, dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào DTTS dọc sông Đăk Bla (dự án) có tổng mức đầu tư hơn 205 tỷ đồng được triển khai năm 2021, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12/2024. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn ngổn ngang, chưa biết bao giờ “về đích”.
Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm thực hiện.Với nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ được các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện đã tạo môi trường, động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong người dân, doanh nghiệp.
Chiều 28/10, Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương cùng với các đơn vị liên quan tổ chức họp Hội đồng bình chọn các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu để tổ chức tôn vinh.
Phát triển đô thị thông minh là xu hướng chung hiện nay, thông qua ứng dụng thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, không có một mô hình chung cho các đô thị thông minh, mà tùy thuộc vào vai trò, vị trí, điều kiện tự nhiên, xã hội và sự sáng tạo.
Tại văn bản số 3843/UBND-NNTN mới ban hành, UBND tỉnh yêu cầu các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp siết chặt quản lý hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ thoát nghèo ở Sa Thầy có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều tác động, bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Để giúp người dân thích ứng với điều này, ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương đã triển khai thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
Từ giá trị kinh tế và để góp phần bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cá trà sóc ở lòng hồ thủy điện Sê San, đề tài “Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trà sóc bản địa ở vùng sinh thái lưu vực tỉnh Kon Tum” được triển khai tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai.
Nhiệm vụ chính của tổ khuyến nông cộng đồng là gì? Tôi từng hỏi cắc cớ như vậy với chú em là thành viên tổ khuyến nông cộng đồng xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà). Và câu trả lời nhận được cũng cắc cớ không kém: Là “ôm laptop, ăn ruộng, ngủ vườn”. Vui, nhưng mà thật!
Dự án cải tạo và nâng cấp Tỉnh lộ 671 đến nay dù đã hết thời hạn hợp đồng nhưng vẫn không thể triển khai thi công bởi đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Năm 2024, giá quả cau tươi được thương lái trên địa bàn tỉnh thu mua với mức khoảng 70.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 4 lần so với các năm trước. Giá tăng cao, người dân tại xã Đăk Nên (huyện Kon Plông)- nơi trồng cau nhiều của tỉnh rất phấn khởi.
Ngày 24/10/, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3826/UBND-KTTH về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh việc hoàn thành các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành, địa phương và trên quy mô toàn tỉnh. Đồng thời, quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước nâng “tỷ lệ lấp đầy” các khu, cụm công nghiệp.
Vì không có mặt bằng sạch nên các nhà thầu xây dựng Dự án đường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) phải tiến hành thi công theo kiểu có mặt bằng đến đâu triển khai thi công đến đó, thi công cầm chừng, chắp vá. Đây cũng là sự bất cập trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Thời điểm này, người dân ở huyện Đăk Hà chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Để ngăn chặn tình trạng trộm cắp cà phê, huyện Đăk Hà chỉ đạo chính quyền các địa phương phối hợp các lực lượng chức năng của huyện triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần bảo vệ tài sản của người dân, tránh thất thoát.
Tham gia nhận khoán bảo vệ rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), ý thức gìn giữ và phát triển tài nguyên rừng của các cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, qua đó, góp phần giúp các đơn vị chủ rừng quản lý tốt diện tích lâm phần được giao quản lý.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.