Với sự khuyến khích, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình sản xuất và các cây trồng chiến lược có giá trị kinh tế cao, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đang nỗ lực giúp dân giảm nghèo, phát triển kinh tế, làm “đòn bẩy” để thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới khác, phấn đấu đến năm 2020 đạt nông thôn mới theo đúng kế hoạch đề ra…
Được thành lập và đưa vào sử dụng đã lâu nhưng đến nay Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xã Đăk Xú chưa phát huy hiệu quả. Chính quyền huyện Ngọc Hồi đang tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Cụm công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực...
Những năm gần đây, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhiều hội viên, nông dân trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đóng góp công sức, tiền của để chung sức xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” là một trong ba phong trào thi đua lớn, trọng tâm của Hội Nông dân Việt Nam. Vì vậy, các cấp Hội Nông dân huyện Ngọc Hồi tích cực triển khai thực hiện. Qua đó, không ngừng vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực hăng hái thi đua lao động sản xuất, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương...
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Đăk Hà đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân ở nông thôn.
Sáng 26/9, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Viện Phát triển doanh nhân cộng đồng tổ chức Hội thảo Xây dựng nông thôn mới gắn với Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển các loại hình hợp tác xã (công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng, thương mại-dịch vụ, vận tải, quỹ tín dụng nhân dân...), loại hình hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy và chính quyền, sự hỗ trợ, giúp sức của Hội Nông dân các cấp, nhiều hội viên, nông dân huyện Ia H’Drai đã phấn đấu vượt qua khó khăn, nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống trên vùng đất mới.
Chúng tôi cùng Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh đi kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Trung thu Mậu Tuất năm 2018. Qua kiểm tra, nhìn chung, hàng hóa, đặc biệt là các loại bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu cơ bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước tình trạng bệnh dịch tả lợn lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh triển khai nhiều công điện, văn bản chỉ đạo chủ động phòng chống để ngăn ngừa bệnh này lây nhiễm sang đàn lợn trong nước, trong tỉnh nhằm bảo đảm việc nuôi lợn phát triển bền vững...
Sáng 18/9, Hợp tác xã vận tải cơ giới hàng hóa và hành khách Tây Nguyên phối hợp với Sở Giao thông vận tải và huyện Kon Plông tổ chức Lê khánh thành và đưa vào sử dụng Bến xe khách huyện Kon Plông.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, việc giúp dân nâng cao thu nhập bình quân đầu người và giảm nghèo có vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy, ở địa phương, thôn làng nào thu nhập bình quân đầu người được nâng cao thì việc huy động sức dân đóng góp thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới thuận lợi và ngược lại.
Như mọi năm, bắt đầu từ giữa tháng 7 âm lịch, nhiều tấm bảng quảng cáo với màu sắc sặc sỡ của các hiệu bánh Trung thu như Kinh Đô, Bibica, Đồng Khánh... được dựng lên trên một số tuyến đường chính như Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Phú... của thành phố Kon Tum thu hút sự chú ý người dân.
Trong các năm qua, công tác thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Việc tiến hành đánh giá tiềm năng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn cùng với công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, thực hiện cơ chế “liên thông một cửa”; kết hợp nhiều chính sách về thuê đất, tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ giải phóng mặt bằng... là những nỗ lực mà tỉnh đang dành cho việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng để phát triển bền vững.
Giá cà phê những ngày qua đang ở mức thấp kỷ lục, đi ngược lại quy luật nhiều năm là tăng dần khi gần vào vụ mới. Điều này làm người trồng cà phê thấp thỏm, lo âu...
Thực hiện chương trình khuyến nông, trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho nhiều hộ dân ở các xã Đăk Mar, Đăk Ngọk, Hà Mòn, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) tái canh những vườn cà phê già cỗi bằng các giống cà phê cao sản: TR4 và TRS1. Mặc dù chưa đi vào kinh doanh, nhưng diện tích cà phê tái canh năm 2016 đến nay cho quả bói và bước đầu cho năng suất khá cao...
Từ năm 2016 đến nay, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án quốc gia, huyện Sa Thầy đã triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh và bền vững, đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 26,83%, giảm 6,05% so với năm 2016, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra là mỗi năm giảm 6%.
Nửa đầu nhiệm kỳ 2015-2020 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện, huyện Đăk Tô thẳng thắn nhìn nhận, địa phương chưa đạt chỉ tiêu về công tác giảm nghèo. Trên cơ sở nhìn thẳng sự thật, phân tích các kết quả và nguyên nhân, địa phương đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu nửa cuối nhiệm kỳ còn lại sẽ đạt kế hoạch đề ra.
Đã nhiều năm nay tôi không còn thói quen nghe nhạc, xem phim bằng đĩa CD hoặc VCD, DVD. Gần đây, khi tìm vài đĩa nhạc CD về nghe thì tôi mới biết những cửa hàng chuyên bán hoặc cho thuê băng, đĩa trước đây đã “rơi rụng”…
Phát huy lợi thế của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tại địa bàn, huyện Sa Thầy đã hỗ trợ đồng bào DTTS làng Ba Rờ Gốc, xã Sa Sơn trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Kết quả bước đầu triển khai mô hình hứa hẹn tạo sinh kế giảm nghèo bền vững trên cơ sở khai thác thế mạnh lâm nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương phát triển cây dược liệu thành một trong số sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.