Ưu tiên đầu tư hạ tầng vùng nông thôn và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị… là những biện pháp mà huyện Tu Mơ Rông đang triển khai trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần từng bước đổi thay bộ mặt nông thôn, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra…
Hiện tại, thời tiết đang rất thuận lợi cho việc thi công công trình, vì vậy nhà thầu Dự án Nâng cao độ và mở rộng tuyến tránh thủy điện Plei Krông trên đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh - Kon Tum đang huy động nhân lực, máy móc thiết bị, hối hả thi công cả ngày lẫn đêm để “chạy tiến độ”, vượt cao trình...
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách thể hiện sự công bằng và xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Phát huy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tài nguyên rừng cung ứng dịch vụ ngày càng được quản lý bảo vệ tốt hơn trước, người dân giữ rừng có điều kiện cải thiện sinh kế.
Theo kế hoạch, xã Đăk Pék phấn đấu đạt mục tiêu là xã đầu tiên của huyện Đăk Glei đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019. Để “cán đích” đúng hẹn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đề ra.
Trong khi nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh đang loay hoay với “bài toán giết mổ gia súc tập trung”, thì thời gian qua huyện Sa Thầy đã xóa các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong khu dân cư.
Không như những năm trước, bước vào vụ thu hoạch năm nay, giá mì nguyên liệu tại các địa phương trên địa bàn tỉnh liên tục tăng mạnh. Mặc dù, thời điểm này các nhà máy chế biến tinh bột sắn đẩy giá lên cao “kỷ lục”, nhưng hầu hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh vẫn đang trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu do nguồn cung không đủ cầu.
Được xác định là cây trồng chủ lực, đến nay tổng diện tích cao su của tỉnh đạt gần 75.000ha. Hiện, đối với diện tích cao su thuộc sở hữu cá nhân, tình trạng người dân, nhất là ở vùng đồng bào DTTS khai thác mủ không đảm bảo kỹ thuật xảy ra khá phổ biến. Hậu quả là miệng cạo bị phá hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mủ và chất lượng vườn cây.
Năm nay là kỷ niệm năm thứ 14 (13/10/2004 – 13/10/2018) Thủ tướng Chính phủ Quyết định lấy ngày 13/10 hằng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm ghi nhận những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới đất nước, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Những năm qua, Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh mà còn là một trong những đơn vị tiêu biểu của tỉnh trong thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Hoạt động của đơn vị đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu xăng dầu, gas, hóa dầu và dịch vụ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ người tiêu dùng của người dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh tỉnh, từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông hỗ trợ 5.939 hộ dân trồng 1.453,012 ha cà phê chè. Việc phát triển cây cà phê chè xứ lạnh mở ra cơ hội cho người dân giảm nghèo, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, để vườn cà phê xứ lạnh phát huy hiệu quả, cần giải quyết nhiều vấn đề đặt ra hiện nay.
Xác định đúng hướng việc phát triển cây trồng, vật nuôi chiến lược, có giá trị kinh tế cao, xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) tranh thủ các nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho người dân sản xuất để giảm nghèo và nâng cao đời sống...
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân nghèo ở xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) đã chọn các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm (sâm dây) để làm cây trồng chủ lực. Từ chỗ bà con trồng nhỏ lẻ chỉ vài sào, đến nay, toàn xã Ngọc Linh đã trồng được hơn 100ha, bao gồm 1,2ha cây sâm Ngọc Linh, 70ha sâm dây và còn lại cây đương quy.
Trong những năm qua, mặc dù cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhưng việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Đăk Tô vẫn gặp không ít khó khăn. Vì vậy, chính quyền huyện Đăk Tô đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh nội lực từ sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân để đẩy mạnh việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Kể từ khi "vương quốc" sâm Ngọc Linh trên những đỉnh núi rậm rạp rừng già, quanh năm mây phủ "lộ diện", đã có không ít người tò mò về việc làm thế nào để Công ty CP Sâm Ngọc Linh bảo vệ nguồn gen quý cho "Quốc bảo" trước sự "tấn công" của sâm giả, sâm kém chất lượng? Và đây, bí mật đã được "bật mí"...
Sau hơn 7 năm triển khai, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ta đạt được những thành tựu nhất định; đã có 13 xã “về đích” và dự kiến sẽ có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018. Đạt được kết quả trên là sự huy động sức mạnh tổng lực của xã hội, sự tác động của nhiều yếu tố: từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong xã hội…
Mặc dù mới được thành lập nhưng Tổ liên kết sản xuất, kinh doanh lúa, gạo thơm Đăk La của Chi hội phụ nữ thôn 2, xã Đăk La (huyện Đăk Hà) đã khẳng định được hiệu quả của mô hình. Không chỉ giúp tăng năng suất, Tổ liên kết còn đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, góp phần xây dựng thương hiệu lúa, gạo thơm Đăk La - sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là hai chương trình mục tiêu quốc gia được tập trung thực hiện cho giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 thay cho 16 chương trình mục tiêu quốc gia dàn trải trên nhiều lĩnh vực trước đây.
Đến các thôn, làng ở các xã Đăk Xú, Bờ Y, Sa Loong, Đăk Kan, Đăk Dục, Đăk Nông, thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) vào mùa mưa, phóng tầm mắt đến các dãy đồi, ở đâu chúng tôi cũng thấy màu xanh của cây cao su, cà phê... ngút ngàn. Bằng sự nỗ lực trong lãnh đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Ngọc Hồi trong phát triển kinh tế- xã hội, “cuộc chiến” giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt được những kết quả khả quan.
Giá heo hơi tăng mạnh và hiện nay đang duy trì ở mức cao, tuy nhiên, không ít người nuôi đang băn khoăn trước câu hỏi có nên tăng đàn hay không, khi mà nỗi lo về một thị trường bất ổn vẫn đang hiện diện...
Mặc dù không có thế mạnh khi đối đầu với lâm tặc hung hãn, nhưng nữ kiểm lâm địa bàn thường làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền, giỏi nắm bắt tình hình và xây dựng kế hoạch tuần tra, truy quét lâm tặc ở địa bàn. Vì vậy, các nữ kiểm lâm đã góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng. Những nỗ lực của các nữ kiểm lâm viên địa bàn ở huyện Kon Rẫy đã chứng minh điều ấy…
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.