• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Huyện Đăk Glei: ​Chủ động phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô 2018 -2019

22/11/2018 18:11

​Huyện Đăk Glei có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 149.364ha; trong đó, đất có rừng 106.361,11ha. Những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở huyện Đăk Glei có chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã không để xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Ông Lê Tiến Trung - Phó Hạt trưởng, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei cho biết: Để đạt được kết quả trên, ngay đầu mùa khô hanh, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei đã tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về tăng cường PCCCR như thực hiện ký cam kết giữa huyện với xã, xã với thôn và thôn với từng hộ dân về công tác PCCCR. Đồng thời chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chủ động trong mọi tình huống khi có cháy rừng xảy ra...

Cùng với đó, công tác phối hợp giữa các lực lượng như Kiểm lâm, Quân sự, Công an, Biên phòng và UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR ngày càng nhịp nhàng và nâng cao. Các tổ tuần tra, bảo vệ rừng và PCCCR tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra tại các địa bàn trọng tâm, trọng điểm về khai thác, vận chuyển lâm sản, có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Lực lượng Kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuần tra rừng, kiểm soát lâm sản ở cơ sở; bám, nắm địa bàn, dự báo tình hình, đề xuất các biện pháp, giải pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, PCCCR trên địa bàn, không để xảy ra điểm nóng gây bức xúc trong dư luận….

Bước vào mùa khô năm 2018-2019, thời tiết diễn biến bất thường, không khí khô hanh là “chất xúc tác” dễ gây ra cháy rừng, vì thế công tác chủ động phòng chống cháy rừng đang được huyện Đăk Glei tập trung, đẩy mạnh.

Ban Chỉ huy PCCCR huyện Đăk Glei tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, chủ rừng thực hiện tốt các phương án bảo vệ rừng. Ảnh: H.L

 

Để chủ động bảo vệ tài nguyên rừng, huyện Đăk Glei đã triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR. Đặc biệt, khi bước vào mùa hanh khô, công tác này luôn được đặt lên hàng đầu với sự tham mưu chặt chẽ của cơ quan thường trực là Hạt Kiểm lâm huyện. Đội ngũ cán bộ kiểm lâm viên, kiểm lâm địa bàn cũng đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình. Với nhiệm vụ bám rừng, bám dân và bám chính quyền cơ sở, đội ngũ cán bộ này đã thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương, tổ chức tuyên truyền, tuần tra phát hiện và xử lý nghiêm các vụ phá rừng làm nương rẫy, vận chuyển lâm sản trái phép, nên đã hạn chế được tối đa các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Huyện cũng chỉ đạo các Ban Chỉ huy PCCCR tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, chủ rừng thực hiện tốt các phương án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, nhất là đối với các gia đình xử lý thực bì ở vụ trồng rừng mới nghiêm túc thực hiện đúng quy trình xử lý thực bì tránh tình trạng để lửa cháy lan sang khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng khác. Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, trường học trên địa bàn để mọi người nhận thức rõ công tác PCCCR là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng với một số hộ dân sống gần rừng.

Công tác PCCCR chỉ thực sự có hiệu quả khi mọi người dân đều coi đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Song song với đó, các cấp ủy, chính quyền xã, thôn, làng phải vào cuộc và xử phạt nghiêm minh đối tượng gây ra cháy rừng. Có như vậy “lá phổi xanh” mới được bảo vệ và phục vụ cho nhu cầu sống của chính người dân.

                                   Hoàng Lan

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by