Vài năm gần đây, số lượng các hội chợ được tổ chức trên địa bàn tỉnh mỗi năm một nhiều. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho người dân có thêm kênh tham quan, mua bán hàng hoá và vui chơi. Tuy nhiên, điều đáng nói là số lượng hội chợ tổ chức ngày càng nhiều thì chất lượng các hội chợ lại ngày càng đi xuống.
Không nằm trong diện xã điểm, nguồn vốn đầu tư có hạn, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi) đã vận động người dân phát huy nội lực; đồng thời lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới.
Để đột phá vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả, UBND xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện tổ chức đào tạo nghề, tập huấn chuyển ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; tạo điều kiện cho người dân, nhất là người nghèo được vay vốn sản xuất, thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp...
Từ tháng 1/2018, với nguồn rác thải sinh hoạt tưởng như không còn giá trị gì, Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum đã "hô biến" thành hạt nhựa và phân bón, không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn giảm dần và tiến tới loại bỏ áp lực rác thải lên môi trường...
Trong những năm qua, huyện Kon Rẫy mở nhiều hướng đi giúp dân giảm nghèo, góp phần tạo ra những chuyển biến quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Đồng hành cùng với những nỗ lực của huyện, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Kon Rẫy cũng đang triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi “tiếp sức” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế hộ, thoát nghèo bền vững.
Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực phát huy những thuận lợi, thế mạnh vốn có của địa phương để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh, thiếu hệ thống dịch vụ công…nên các doanh nghiệp thiếu sự kết nối và chưa tạo được động lực mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh.
Dựa vào lợi thế của từng địa bàn, huyện Tu Mơ Rông đã chỉ đạo các xã phát triển sản xuất theo thế mạnh của mình, nhằm xây dựng thương hiệu, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp cho từng xã, giúp người dân thu nhập cao hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện ngày càng phát triển…
Ông Lê Thế Cương- Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà cho biết: Cá chết trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đăk Hà đang xuất hiện tình trạng lây lan ra diện rộng, đã có thêm 3-4 hộ nuôi cá ở Đăk Ngọk và thị trấn Đăk Hà tiếp tục xảy ra tình trạng cá chết với số lượng khoảng hơn 3 tấn.
Sáng 3/6, đông đảo người dân huyện Đăk Hà phấn khởi tham dự lễ ra mắt sản phẩm đặc trưng của địa phương do UBND huyện Đăk Hà tổ chức. Đây là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức ra mắt sản phẩm đặc trưng theo Chương trình quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động.
Sáng 2/6, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng - Chuyên gia Sinh học - Nông nghiệp, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Việt Nam có buổi nói chuyện, chia sẻ thông tin về phát triển nông nghiệp bền vững với cán bộ và nhân dân thành phố phố Kon Tum.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng nhiều lần với mức tăng tổng cộng 1.700 - 2.500 đồng/lít. Giá xăng, dầu tăng kéo theo nỗi lo giá cả hàng hoá sẽ được đà tăng theo và áp lực này lại đè nặng lên vai người dân.
Hiện nay, các mặt hàng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em sản xuất trong nước đang ngày càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Trước nhu cầu đó, các nhà sản xuất, kinh doanh đã có nhiều nỗ lực để đưa ra thị trường nhiều mẫu mã, chủng loại khiến thị trường đồ dùng trẻ em ngày càng đa dạng, phong phú.
Tình hình vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp. Trong khi các đối tượng buôn bán thuốc lá lậu tìm đủ mọi chiêu để lách luật thì công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu thuốc lá vẫn đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Trong tiến trình 30 năm thành lập và hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gần đây Agribank Kon Tum đã triển khai các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại một số xã vùng sâu, vùng xa ở huyện Sa Thầy, qua đó giúp khách hàng giảm thời gian đi lại, thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ khác của Agribank.
Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ gia đình tham gia sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh gia tăng nhanh. Với việc xây dựng thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm, nhiều cơ sở sản xuất không những đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, mà còn góp phần xây dựng, quảng bá cho thương hiệu cà phê của vùng đất Kon Tum trên thị trường.
Với mật độ rừng che phủ cao, khí hậu mát mẻ, Kon Plông được biết đến là vùng có nhiều loại dược liệu quý. Ngoài những loại dược liệu đã có thương hiệu như sâm dây, đương quy, cà gai leo…, có một loại dược liệu khác là chè dây tự nhiên cũng khá nhiều trên các cánh rừng của Kon Plông…
Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh cho biết, đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt ở một số hộ nuôi cá tại xã Đăk Ngọk và thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà).
Ngày 24/5, tại Làng thanh niên lập nghiệp ở huyện Ia H’Drai, Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình trồng thử nghiệm một số giống nghệ (Curcuma longa) ở Kon Tum.
Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được nguyên nhân cá nuôi chết hàng loạt ở một số địa bàn huyện Đăk Hà. Hiện địa phương đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh lấy mẫu cá và nước gửi về Phân viện Thú y miền Trung xét nghiệm tìm nguyên nhân cá chết để có hướng xử lý.
Nhìn cánh đồng lúa TBR45 chín vàng như nong quay, bà con nông dân thôn 3, xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) tham gia thực hiện mô hình ai cũng phấn chấn. Giống lúa TBR45 trên đồng ruộng đang làm nức lòng người sản xuất và các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.