Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có dịp trở lại các xã thuộc vùng căn cứ cách mạng trên địa bàn tỉnh. Sau 42 năm giải phóng, kế thừa sức mạnh “thép” và ý chí cách mạng, các địa phương đang dần chuyển mình trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên…
Nằm bao quanh dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ là các làng đồng bào dân tộc thiểu số người Giẻ - Triêng, Xê Đăng ở các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Choong, Xốp. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng đất này là khu căn cứ cách mạng của 2 huyện H30 và H40 (huyện Đăk Glei ngày nay)...
Chiều 28/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh- Nguyễn Đức Tuy ký công văn khẩn số 1137/UBND-NNTN chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp lễ 30/4 và 1/5.
Chiều 27/4, ông Nguyễn Văn Hạnh- Phó Giám đốc Điện lực Kon Tum thông tin: Đến nay, đơn vị đã cơ bản hoàn tất công tác kiểm tra, bảo dưỡng nguồn, lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục trong dịp lễ 30/4 và 1/5 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/4, Công ty CP xây dựng và quản lý công trình giao thông Kon Tum tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên và Hội nghị đại biểu người lao động năm 2017.
Rau không trồng trên đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, được tưới bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm và phun sương tự động. Đó là mô hình trồng rau ăn lá theo phương pháp thủy canh hồi lưu của gia đình chị Nguyễn Thị Hiệp ở khối phố 1, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy.
Trước yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý nhà nước, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đang tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao để từng bước đưa công tác quản lý chất lượng nông sản đi vào nề nếp.
Trước tình hình vi phạm lâm luật có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, truy quét các “điểm nóng” bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng.
Rượu thủ công được ưa chuộng vì giá rẻ, hợp khẩu vị, nhưng rượu được nấu như thế nào, nguồn gốc, xuất xứ ra sao thì dường như không mấy ai biết. Người bán thì tin vào người nấu, người mua thì hoàn toàn dựa vào niềm tin với người bán hàng và thế là mặt hàng này cứ được sản xuất khắp nơi, bán tràn lan và tiêu dùng vô tư.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Tỉnh ủy, trong những năm qua, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai nhiều biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng mặc dù có nhiều chuyển biến, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục…
Trong quản lý bảo vệ rừng ở địa phương, kiểm lâm địa bàn có vai trò rất quan trọng. Phát huy vai trò của lực lượng này, Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông đang góp phần tích cực vào việc bảo vệ rừng ở địa phương.
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành Nông nghiệp và trước yêu cầu đặt ra, trong những năm qua, lực lượng thú y trong tỉnh phối hợp với các cấp chính quyền địa phương có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát và ngăn chặn có hiệu quả các loại dịch bệnh trên động vật nuôi.
Vụ lúa đông xuân này, xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy) xuống giống khoảng 30ha lúa nước. Đến nay, toàn bộ diện tích lúa này đã chín và nhiều hộ nông dân đã chuẩn bị thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều hộ không khỏi buồn rầu, xót xa khi mà nhiều diện tích lúa bị lép hạt, ít hạt khiến họ bị thất thu.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, cũng là một trong những bước chuẩn bị rất quan trọng trước khi triển khai các dự án đầu tư. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang lộ diện những bất cập đáng quan tâm...
Nguyên nhân phát triển cây mía không đạt kế hoạch là do mía hết chu kỳ phá gốc, bà con không trồng lại, chuyển trồng mì và các loại cây trồng vụ mùa khác...
“Đã đi nhiều, viết nhiều về rừng, về những người giữ rừng, nhưng chưa ở đâu tôi thấy người ta yêu rừng, trọng rừng như ở Đăk Sao”- bạn đồng nghiệp đã bật thốt. Về phần mình, tôi đã tìm được đáp án cho câu hỏi cứ “hành hạ” suốt mấy ngày qua: Vì sao cho đến bây giờ, rừng ở đây vẫn an toàn, vẫn giữ được vẻ hoang sơ đầy bí ẩn như thế?...
Chưa bao giờ người chăn nuôi lại gặp khó khăn như hiện nay bởi giá heo, gia cầm và trứng gia cầm liên tục giảm trong thời gian qua. Giá thấp, sức tiêu thụ yếu, thương lái ép khiến các hộ chăn nuôi đã khó càng thêm khó.
Ngày 18/4, đồng chí Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì Họp báo thông tin về tình hình phát hiện, xử lý vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh và huyện Ngọc Hồi trong quý I/2017.
Nguyên nhân thiệt hại vụ bắp đông xuân tại thành phố Kon Tum là do thời tiết xấu trong giai đoạn bắp trổ cờ phun râu, khiến bắp không thụ phấn, thụ tinh được; một phần do bà con trồng và chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nên bắp kết hạt kém hoặc không ra hạt - đó là kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành sau khi xác minh. Tuy nhiên, kết luận này không nhận được sự đồng tình, thống nhất của người dân.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.