Để chính sách tín dụng phát huy hiệu quả, cần gắn việc cho người dân vay vốn với việc thực hiện các dự án, đề án, quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người dân.
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, việc xây dựng thương hiệu có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển của doanh nghiệp, của một vùng đất… Xác định được tầm quan trọng này, trong 10 năm qua, huyện Đăk Hà đã từng bước xây dựng và khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Đăk Hà.
Trong thời buổi thương mại điện tử ngày càng phát triển, hình thức mua hàng trực tuyến dần trở nên phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đi kèm với sự hiện đại, hình thức mua sắm này đang tiềm ẩn không ít những rủi ro.
Vụ đông xuân 2016 - 2017, Phòng NN&PTNT huyện Đăk Tô đã triển khai mô hình trình diễn giống lúa mới Thiên ưu 8 trên địa bàn 9/9 xã, thị trấn với tổng diện tích là 29,1ha. Đến nay, qua 4 tháng triển khai, bước đầu cho thấy đây là giống lúa thuần thế hệ mới thích ứng với thổ nhưỡng địa phương, cho năng suất cao...
Có lẽ chưa bao giờ người chăn nuôi heo trong nước nói chung và Kon Tum nói riêng lại gặp khó như năm nay. Việc giải cứu cho người chăn nuôi heo bị thua lỗ nặng đang cần sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp.
Lần đầu tiên nhấm nháp sản phẩm Choap choap-Snack nấm bào ngư của Nguyễn Trọng Hòa đưa cho, tôi cảm nhận được vị nấm tinh khiết thơm, giòn, ngọt tan trong họng. Tưởng đây là sản phẩm nhập ngoại, nhưng hóa ra lại được sản xuất tại Kon Tum.
Ở diện tích rừng giao cho cộng đồng gắn với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở huyện Đăk Glei, cộng đồng ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và không để xảy ra mất rừng.
Trong các năm qua, công tác thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Việc tiến hành đánh giá tiềm năng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn và đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, thực hiện cơ chế “liên thông một cửa”, kết hợp nhiều chính sách về thuê đất, tạo quỹ đất sạch, hỗ trợ giải phóng mặt bằng... là những nỗ lực mà tỉnh đang dành cho việc thu hút đầu tư.
Được trồng cách đây 1-2 năm, đến nay, mô hình khoai lang Nhật Bản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với giá thành từ 12-18 ngàn đồng/kg, có hộ thu lãi được trên 1 tỷ đồng/ vụ.
Những năm qua, thực hiện phương châm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, Hội Nông dân các cấp đã chuyển mạnh sang hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, dạy nghề cho lao động nông thôn…, tạo điều kiện giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống...
Trong vụ đông xuân 2016-2017, các giống lúa thơm RVT, Đài thơm 8 cho năng suất cao và khẳng định được nhiều đặc tính ưu việt trên đồng ruộng Đoàn Kết (thành phố Kon Tum). Giống lúa thơm RVT, Đài thơm 8 đang mở ra hướng sản xuất mới ở địa phương.
Ngày 22/5, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh) bắt đầu tiến hành đợt kiểm tra các điểm bán xăng dầu nhỏ lẻ trái phép trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Với sự nỗ lực của chủ rừng, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, từ đầu năm đến nay, áp lực từ sản xuất nương rẫy lên những cánh rừng huyện Ia H’Drai đã giảm hẳn, góp phần trả lại sự bình yên vốn có cho rừng xanh miền biên viễn...
Thời gian qua, tình trạng buôn bán sâm và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất hiện trên địa bàn tỉnh và ngày càng diễn biến phức tạp. Để chấn chỉnh tình trạng này, lực lượng liên ngành Ban chỉ đạo 389 của tỉnh đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, chiều 19/5, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp với một số cơ quan báo chí nhằm cung cấp thông tin về tình hình quản lý hoạt động khai thác cát trên sông Đăk Bla, đoạn qua thành phố Kon Tum.
Những ngày này, bà con nông dân huyện Đăk Hà đứng ngồi không yên trước 90,44ha mì được hỗ trợ từ mô hình tăng năng suất cây trồng của tỉnh có nguy cơ “phá sản” khi tỷ lệ cây mì chết hơn nửa diện tích, số còn lại sinh trưởng chậm, không đủ lượng tinh bột để thu hoạch. Trong khi vụ mùa năm 2017 sắp đến, bà con muốn phá bỏ diện tích đất đã trồng mì chưa hiệu quả để xuống giống cây mới, nhưng xã thông báo phải chờ đoàn kiểm tra các cấp về nghiệm thu, đánh giá hiện trạng nhằm có cơ sở rút kinh nghiệm…
Xếp hàng chờ, bốc phiếu và mỗi ngày chỉ được một chuyến xe…, điều đó đang xảy ra đối với một số cơ sở sản xuất gạch tuy nel Hòa Bình Kon Tum. Vậy đâu là nguyên nhân?
Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, các ngành và các tổ chức đoàn thể ở huyện Đăk Tô đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo có nhiều cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Thực tế kiểm nghiệm, bắp sú ở Măng Đen có ưu điểm nổi trội: giòn, ngọt hơn bắp sú nơi khác nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Trồng bắp sú ở đây, nhiều hộ có thu nhập cao.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.