Trong bối cảnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì những doanh nghiệp như Công ty CP Đường Kon Tum, Công ty CP Thực phẩm và Dược liệu Măng Đen, Công ty TNHH Sơn Trung Du đang liên kết với nông dân sản xuất mía, bắp, dược liệu và bao tiêu sản phẩm…, cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Trước những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong những năm gần đây, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô chủ động phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2, các cơ quan chức năng, chủ rừng, cùng chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng.
Thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản thi nhau rớt giá, sản phẩm làm ra bị ùn ứ không tiêu thụ được khiến người nông dân lao đao. Để chia sẻ khó khăn với người nông dân, những chiến dịch giải cứu nông sản liên tục được phát động: Giải cứu chuối, dưa hấu, heo... và giờ đây có lẽ là “giải cứu chanh dây”.
Không còn cảnh đìu hiu, trơ trọi những mái nhà tái định cư, nay làng chài Đăk Wơk Yôp, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã ngập tràn sức sống. Bên những ngôi nhà, cà phê, đậu phộng, mì đã xanh mướt; trên con đường nhựa trải dài, xe cộ qua lại tấp nập. Sáng sớm, người người đã ới nhau bán cá rồi tay cuốc, tay rựa ra đồng làm việc, bắt đầu một ngày mới rộn ràng.
Sáng 16/6, tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp), Hội đồng Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tỉnh tiến hành đợt đấu giá quyền khai thác khoáng sản đầu tiên của năm 2017.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, huyện Ngọc Hồi tập trung phát huy các nguồn lực và sức dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội ở địa phương.
Sau thời gian liên tiếp tăng giá, đỉnh điểm đến mức 43.000-50.000 đồng/kg thì hơn nửa tháng nay, chanh dây bắt đầu rớt giá mạnh chỉ còn 1.500 -3.000 đồng/kg, có nhà vườn thậm chí còn không tìm được thương lái đến thu mua. Người trồng chanh dây rơi vào cảnh "dở khóc, dở cười", có người đã thốt lên: "chua" như chanh dây…
Thời gian qua, do thời tiết mưa liên tục khiến cho việc trồng rau của nông dân gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn cung rau bị sụt giảm. Điều này đã làm giá rau xanh trên thị trường tăng mạnh, đặc biệt, các loại rau ăn lá tăng giá rất cao.
Bằng những chủ trương phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) tạo điều kiện cho người dân phủ xanh các dãy đồi bằng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Vùng biên Bờ Y đang từng ngày đổi thay.
Hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn mới ở Đăk Tờ Kan (huyện Tu Mơ Rông) đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Đăk Tờ Kan vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trong xây dựng nông thôn mới, xã Hiếu (huyện Kon Plông) xác định việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho người dân nâng cao đời sống là nhiệm vụ quan trọng. Để giúp dân nâng cao đời sống, xã xác định mũi đột phá phát triển cây cà phê xứ lạnh và chăn nuôi trâu.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt bổ sung 3 sản phẩm vào Danh mục sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2017 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Theo đó, 3 sản phẩm gồm tôm nước lợ (gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng), cà phê Việt Nam chất lượng cao và Sâm Việt Nam.
Vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay, giá tiêu liên tục sụt giảm và hiện đang đứng ở ngưỡng thấp nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây khiến người trồng đứng ngồi không yên. Điều đáng nói hơn là việc giá tiêu giảm sâu đã cho thấy một bài học đắt giá nữa khi nhiều hộ dân đã đổ xô đi trồng tiêu trong thời điểm giá cao và giờ thì lại phập phồng lo lắng về số phận của loại cây trồng này.
Mặc dù thời gian thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh chưa nhiều (mới hơn 3 năm), nhưng hiệu quả bước đầu ở diện tích cây cà phê thu bói niên vụ vừa qua đã rõ. Việc phát triển cà phê xứ lạnh đang tạo ra niềm tin cho người nghèo trong cuộc chiến giảm nghèo và nâng cao đời sống.
Ông Lê Hồng Thái - Tổng giám đốc Công ty CP Đường Kon Tum cho biết doanh nghiệp đang phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các bước để triển khai thực hiện dự án “Cánh đồng mía lớn” ứng dụng công nghệ cao tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà.
Chỉ có 3 tổ chức, doanh nghiệp còn hoạt động trong Cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Đăk Xú (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) là thông tin từ UBND huyện Ngọc Hồi sau đợt kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của Cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp này.
Cuộc sống phát triển, nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại của các gia đình ngày càng tăng. Tuy nhiên, do giá điện cao và được tính theo bậc thang nên nhiều gia đình ngày càng chú ý đến việc chọn các dòng máy có khả năng tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường.
Thời gian gần đây, do giá chanh dây luôn duy trì ở mức cao nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã ồ ạt trồng loại cây này. Tuy nhiên, hiện tại thị trường chanh dây chưa ổn định, người dân thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật về chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên việc tăng nóng diện tích chanh dây sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, thực hiện chủ trương mở rộng phát triển vườn sâm, bước vào vụ mùa năm nay, đơn vị xuống giống trồng được trên 2ha sâm Ngọc Linh, nâng tổng diện tích sâm Ngọc Linh hiện có của công ty lên trên 15ha.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.