Cát xây dựng khan hiếm, giá bị đẩy lên cao - thực trạng này đang khiến cho các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng bị hụt thu, tăng chi phí đầu vào, còn nhà ở tư nhân đang xây dựng bị đội vốn, thậm chí phải tạm dừng thi công…
Hạ tầng đô thị thành phố Kon Tum ngày càng phát triển, bộ mặt đô thị nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị, nhất là về giao thông, thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh đô thị. Cùng với đó là các khu đô thị, khu dân cư phát triển manh mún, chậm được đầu tư, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ...
Mấy ngày qua, giá heo hơi trên thị trường bất ngờ tăng vọt, song không nhiều nông dân được hưởng lợi bởi phần lớn đã bán hết heo. Việc tái phát triển đàn heo cũng đang là một điều hết sức khó khăn với nhiều nông dân bởi những diễn biến thất thường của giá cả, thị trường tiêu thụ thời gian qua khiến họ không khỏi phập phồng lo lắng.
Đẩy mạnh việc dồn đổi tích tụ ruộng đất, xây dựng những mô hình điểm cánh đồng lớn đang được huyện Kon Plông tích cực triển khai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hướng tới mục tiêu xóa nghèo bền vững.
Trong báo cáo gửi UBND tỉnh về mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá lồng nuôi trên lòng hồ thủy điện Plei Krông chết hàng loạt trong các ngày 11-12/7 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh và các cấp, các ngành có biện pháp hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại...
Chiều 20/7, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo chính thức gửi UBND tỉnh về kết quả quan trắc chất lượng nước khu vực lòng hồ Plei Krông và nước thải của nhà máy tinh bột sắn Tây Nguyên - Đăk Hà (huyện Đăk Hà).
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Sa Thầy đã có điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình kinh tế ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện, trong những năm gần đây, Đảng ủy, UBND xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) tập trung các nguồn lực hỗ trợ dân thực hiện các mô hình phát triển kinh tế và giảm nghèo. Các chương trình, mô hình đang tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Thông qua việc huy động các nguồn lực và sức dân, xã Đăk Xú (huyện Ngọc Hồi) tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho người dân.
Việc kiểm tra, khắc phục các sự cố là nhằm bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão và bảo vệ tính mạng người dân vùng hạ lưu. Mặc dù các hồ đập bảo đảm an toàn vượt lũ, nhưng chúng ta không thể chủ quan.
Trong tình cảnh hiện nay, không chỉ giá heo hơi giảm thấp mà còn rất khó bán, bị thương lái o ép, người chăn nuôi ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) rất cần sự “giải cứu” kịp thời của các cơ quan chức năng và cấp chính quyền địa phương.
Những tháng đầu năm, hàng chục mặt hàng nông sản đua nhau rớt giá thê thảm. Từ chăn nuôi đến trồng trọt, giá sản phẩm làm ra đều giảm sâu đã đẩy người nông dân vào tình cảnh rất khó khăn.
Đây là nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại huyện Đăk Hà của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo 248/BC-SNN ngày 14/7.
Thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong công tác phòng chống bão lũ, tỉnh xác định phải lấy phòng làm chính. Việc chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra.
Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước tại điểm xả cuối cùng của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Tây Nguyên - Đăk Hà; lấy mẫu nước tại khu vực lòng hồ nuôi cá lồng của các hộ gia đình; trao đổi với các hộ gia đình có cá chết bất thường để nắm bắt thêm thông tin.
Xác định cây dược liệu là chủ lực để phát triển kinh tế, huyện Kon Plông đang tiếp tục đầu tư, quy hoạch trồng, nhân rộng, khai thác tiềm năng và thế mạnh mà loại cây này mang lại.
Sáng 13/7, Văn phòng UBND tỉnh ban hành Công văn hỏa tốc 1384/VP-NNTN truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Tuy về việc cá lồng chết bất thường tại lòng hồ Plei Krông, thuộc địa bàn huyện Đăk Hà.
Vào lúc 15h30’ ngày 12/7, ông Đoàn Ngọc Thắng - Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà trực tiếp kiểm tra tình hình cá chết hàng loạt trên lòng hồ thủy điện Plei Krông và có những chỉ đạo kịp thời để xử lý vụ việc.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.